Nếu chỉ mãi áp dụng những phương pháp cũ, bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng. Để tạo ra giá trị cho hoạt động kinh doanh của mình, bạn – nhà lãnh đạo phải làm nhiều hơn là chuẩn bị bài diễn thuyết thật ấn tượng với những từ ngữ hào nhoáng. Bạn phải là người đặt ra những mục tiêu và biết cách thực hiện hiệu quả những kế hoạch để đạt được mục tiêu ấy. Thay vì suy nghĩ ai, cái gì, ở đâu, hãy nghĩ làm thế nào và điều gì cần cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, bạn cần có động lực, định hướng, đam mê và khả năng suy nghĩ vượt ra khỏi những giới hạn thông thường. Dưới đây là 10 cách nghĩ khác biệt của các nhà lãnh đạo

1. Họ làm việc với mục tiêu có sẵn trong tâm trí

Người lãnh đạo luôn làm việc theo những mục tiêu họ đã vạch ra từ trước. Vì thế khi trở thành một nhà lãnh đạo, mọi việc bạn làm đều cần có lý do, điều này thực sự rất quan trọng. Nếu bạn không có lý do nào điều đó có nghĩa bạn đang làm một công việc vô ích. Phần thưởng chính là động lực của người làm lãnh đạo. Dù nó hữu hình hay vô hình cũng đều thúc đẩy bạn hoàn thành công việc. Để có được tư duy của người lãnh đạo, trước hết bạn cần chắc chắn 100% về điều mình muốn đạt được và điều đó có lợi ích như thế nào đến bản thân bạn và tổ chức của bạn.

2. Họ luôn theo sát kế hoạch

Bạn đã từng làm việc và một đồng nghiệp đến nhờ bạn trợ giúp cho một công việc? Bạn đã làm nó mà không hỏi về mục đích của nó? Từ bây giờ bạn nên bắt đầu xem xét việc có nên nói có với những việc tương tự hay không.

Nếu lời đề nghị được đưa ra không nằm trong kế hoạch giúp đạt được những mục tiêu quan trọng nhất bạn và công ty đề ra, bạn không nên trả lời “có”. Vì nó không đáng giá so với thời gian bạn bỏ ra. Một nhà lãnh đạo thực sự có thể nhận ra giá trị của những lời yêu cầu và từ chối những người mà sẽ không tạo ra lợi ích trực tiếp.

3. Họ biết sự hoàn hảo không tồn tại

Nếu bạn vẫn đang theo đuổi sự hoàn hảo, hãy dừng lại và nghĩ về ý nghĩa thật sự của hoàn hảo là gì vì thực tế không có điều gì hoàn hảo. Nếu bạn lên kế hoạch cho công việc và mất hết một nửa thời gian chỉ để cố gắng khiến nó hoàn hảo, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng. Bất kể bạn chuẩn bị kế hoạch của mình tốt đến đâu, trong quá trình thực hiện bạn sẽ vẫn tìm thấy cái gì đó cần được cải thiện. Do đó hãy bắt đầu với những gì bạn có và sửa chữa những trục trặc lớn trên đường đi.

4. Nhà lãnh đạo tập trung vào “How”, không phải là “What”

Người lãnh đạo luôn biết rõ mục tiêu và mục đích của mình. Vì vậy họ chỉ dùng 20% để suy nghĩ về “cái gì” và 80% còn lại họ nghĩ nhiều hơn về việc làm như thế nào. Một nhà lãnh đạo thành công sẽ luôn đặt mục tiêu và nghĩ ra cách thức để đạt được chứ không chỉ là người có nhiều ý tưởng. Họ biết cách biến ý tưởng của mình thành sự thật.

5. Người lãnh đạo luôn luôn đặt câu hỏi

Để trở thành nhà lãnh đạo, bạn cần có hiểu biết rộng. Muốn hiểu biết rộng, bạn cần phải đặt câu hỏi. Và để hỏi, bạn cần phải có sự hứng thú và thể hiện nó với người bạn đặt câu hỏi. Người lãnh đạo thành công là người luôn tự tin khi đưa ra bất kì câu hỏi nào.

Hỏi không chỉ là cách họ tự giáo dục bản thân, hỏi giúp họ thu thập ý kiến, suy nghĩ của nhiều người về một vấn đề nào đó. Đây cũng là cách giúp họ sáng tạo hơn và có khả năng nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều góc độ hơn.

6. Nhà lãnh đạo “đánh bạc” có chiến thuật

Rủi ro có rất nhiều nhược điểm, nhưng nó có thể đem lại những phần thưởng chúng ta không thể có được bằng bất cứ cách nào khác. Người lãnh đạo sẽ không ngồi đợi cơ hội đến với mình. Họ luôn suy nghĩ để tìm ra những cách sáng tạo nhằm phát triển ý tưởng của họ.

Một khi họ biết cách làm như thế nào, họ sẽ tính toán rủi ro so với phần thưởng và cân nhắc việc mạo hiểm có đáng giá hay không. Người dám nhảy vào vùng nước sâu và biết tính toán đường bơi nhanh một cách thông minh sẽ luôn đi đến đích nhanh hơn so với những người ngồi chờ đợi điều kì diệu nào đó đưa sẽ họ đi đến phía trước.

7. Họ đánh giá kết quả trước khi hành động chứ không phải là sau đó.

Việc đánh giá rủi ro và hiệu quả cũng phải được tính toán giống như sắp xếp các bước hành động. Việc tự xem xét trước khi bạn hành động, nói chuyện giúp họ có cái nhìn viễn cảnh về kết quả của lời nói hay hành động của mình. Đó là một trong những lý do người lãnh đạo thường đưa ra các quyết định đúng đắn.

8. Người lãnh đạo có tư duy hợp tác.

Một nhà lãnh đạo thành công không bao giờ cho rằng mình biết mọi thứ tốt hơn mọi người khác. Ngược lại, họ có tư duy hợp tác, luôn sẵn sàng lấy ý kiến phản hồi, tìm ra những sai sót trong ý tưởng của họ mà họ có thể bỏ lỡ, và mở rộng ý tưởng của mình để cải thiện chúng.

9. Họ nhìn nhận mọi việc trong bức tranh tổng thể.

Các nhà lãnh đạo thường nổi tiếng với khả năng “THINK OUT OF THE BOX” và có cái nhìn bao quát với mọi vấn đề. Đã bao giờ bạn gặp một ông chủ có thể lắng nghe một cách lặng lẽ trong một cuộc họp và sau đó chia sẻ những ý tưởng từ hư không mà bạn lắng nghe và nghĩ “Ồ, tôi đã không nghĩ về điều đó!” Đó chính là lý do tại sao người đó là ông chủ.

Các nhà lãnh đạo có thể thấy cả những ưu và nhược điểm của một ý tưởng. Họ có thể rời khỏi hoàn cảnh hiện tại hay những cuộc nói chuyện để có thể xem xét mọi khía cạnh trước khi đưa ra bất kỳ nhận xét hoặc đưa ra bất kỳ thông tin phản hồi. Để trở thành một nhà lãnh đạo, bạn cần phải tập luyện trí não kết nối các điểm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

10. Họ có thể đơn giản hóa những nhiệm vụ khó khăn.

Mọi tổ chức dù quy mô lớn hay nhỏ đều có quy trình hoạt động riêng. Các công việc được thực hiện theo quy trình cụ thể với những tiêu chuẩn đã được thống nhất. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo có khả năng xác định thời điểm những tiêu chuẩn này không còn hiệu quả và đơn giản hóa nó để công việc được hoàn thành một cách dễ dàng hơn.

 

Chỉ sau một đêm và bạn trở thành nhà lãnh đạo thành công – đó là điều hoàn toàn không thể. Bởi để là người lãnh đạo đòi hỏi ở bạn một bộ kỹ năng và một tư duy mà chỉ có thể có được với thời gian. Điều đó nói rằng, bằng cách thực hiện một số cách suy nghĩ, thể hiện và phản ứng khác nhau đã đề cập ở trên, bạn sẽ dẫn dắt chính mình và các đội của mình thành công!

Tags

Leave us a Reply