10 lời khuyên cho người sắp đi thực tập

Có nên thực tập hay không? Đó là câu hỏi được nhiều sinh viên đặt ra bởi người trẻ thời hiện đại có vô số lựa chọn để củng cố kinh nghiệm làm việc của mình: làm bán thời gian, tham gia hoạt động tình nguyện tại các tổ chức phi chính phủ…

Tuy vậy, với nhịp độ biến động của thị trường ngày nay, thực tập là vẫn cơ hội tốt để bạn cọ xát với môi trường làm việc chuyên nghiệp và tạo dựng các mối quan hệ xã hội cần thiết, là con đường mọi người trẻ nên trải qua để có thể khởi tạo một sự nghiệp thành công. Dưới dây là 10 lời khuyên dành cho các bạn trẻ chuẩn bị thực tập

1. ĐỪNG CHỜ ĐỢI NHỮNG CƠ HỘI THỰC TẬP TÌM ĐẾN BẠN

Thay vì chỉ phụ thuộc vào các thông báo tìm việc trên quảng cáo và tạp chí, hãy chủ động liên lạc với các công ty mà bạn hứng thú để tạo nên sự khác biệt giữa bản thân và hàng ngàn ứng viên khác.

2. NGHIÊN CỨU KHÔN NGOAN

Bạn nên lập một danh sách các công ty hàng đầu mà bạn muốn có cơ hội thực tập. Sau đó tìm đúng người và gửi email của bạn đến họ nhằm bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến vị trí bạn muốn thực tập. Đừng lười biếng viết chung chung là “Gửi tới những người liên quan…”. Cách giao tiếp lạnh lùng này sẽ gây phản cảm cho người đọc.

3. ĐỪNG PHỤ THUỘC VÀO CÔNG NGHỆ

Nếu có thể, bên cạnh bản mềm, hãy chuẩn bị một bản cứng tươm tất sơ yếu lý lịch, cẩn thận bọc phong bì và gửi qua bưu điện đến nhà tuyển dụng. Nhiều người cho rằng, trong thời đại công nghệ số ăn sâu vào từng ngóc ngách cuộc sống ngày nay, các công cụ như email, website cá nhân, hồ sơ LinkedIn…đã dần thay thế bản sơ yếu lý lịch trên giấy truyền thống. Nhưng nhiều nhà tuyển dụng, đặc biệt là trong các lĩnh vực sáng tạo, hiện lại có xu hướng đánh giá cao các ứng viên đầu tư vào bản cứng hồ sơ của họ.

4. TỈ MỈ TRONG TỪNG CHI TIẾT

Nếu đã quyết định gửi hồ sơ qua bưu điện, hãy đảm bảo cách trình bày và mọi chi tiết trong hồ sơ đều hoàn hảo. Công ty tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng tiếp xúc khách hàng của bạn qua cách bạn trình bày bản thân trong hồ sơ. Để tránh sai sót, bạn nên nhờ người khác kiểm tra lại hộ.

5. GIỮ LIÊN LẠC

Sau khi đã gửi hồ sơ giấy, hãy gửi email đến nhà tuyển dụng và giới thiệu với họ hồ sơ online của bạn (có thể là trang riêng của bạn trên Behance nếu bạn làm design, hoặc thậm chí là blog/ website cá nhân).

6. MẠNH DẠN PHÁT BIỂU

Khi đã được mời phỏng vấn, hãy chủ động trình bày về bản thân, đừng nên quá phụ thuộc vào hồ sơ. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn yêu thích công việc này thế nào cũng như các kỹ năng và kinh nghiệm làm việc liên quan. Việc bạn làm chủ được cuộc phỏng vấn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

7. ĐỪNG QUÁ HÀI LÒNG VỚI CÁC LỜI ĐỀ NGHỊ

Khi bạn là một ứng viên sáng giá, mọi công ty đều muốn nhanh tay thuê được bạn với giá hời nhất, vậy nên đừng quá vội vã đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu nhận được lời mời làm việc, trước tiên hãy gửi email cảm ơn và thông báo với nhà tuyển dụng là bạn sẽ trả lời trong vòng một đến hai ngày; bạn sẽ có thêm thời gian để cân nhắc về công ty này. Thậm chí, hãy nói với họ là bạn đang cân nhắc giữa một vài lựa chọn công ty để “tăng giá” cho bản thân.

8. “NÂNG BI” NHÀ TUYỂN DỤNG

Nếu đang trong quá trình liên lạc với công ty mà bạn thấy ưng nhất, hãy tìm hiểu về các thông tin dự án gần đây của công ty. Khi phỏng vấn, bạn hãy tán dương những thành tựu cũng như đưa ra các nhận xét khách quan về những điểm hạn chế của họ. Việc bạn bày tỏ sự quan tâm cá nhân về hoạt động công ty sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy được đam mê của bạn.

9. SẴN SÀNG LIÊN HỆ VỚI CÔNG TY BẤT CỨ LÚC NÀO

Một khi đã tìm hiểu về công ty và chứng tỏ sự quan tâm của bạn với họ, dù không được lựa chọn, bạn vẫn hoàn toàn có thể ngẫu nhiên liên lạc lại với họ những lúc cần thiết. Mọi công ty đều cần những thực tập sinh tài năng, vậy nên hãy luôn trong tâm thế sẵn sàng cho vị trí ấy.

10. SỬ DỤNG TRIỆT ĐỂ CÁC MỐI QUAN HỆ

Nhiều người dù đã có một vài mối quan hệ trong công ty vẫn chần chừ không muốn liên lạc. Đừng ngần ngại, hãy chủ động liên lạc với họ để trình bày nguyện vọng được làm việc của bạn. Đó là cách để bạn được chú ý hơn trong số hàng ngàn ứng viên khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ các trợ

Xem thêm
Truy vấn lồng (Subquery) trong SQL – Bí kíp giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao

Truy vấn lồng (Subquery) là một trong những công cụ hiệu quả trong SQL, giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao hơn so với

Xem thêm
Hàm TRIMRANGE() – Hàm xóa giá trị trống “đỉnh” hơn cả TRIM.

Như bạn đã biết hàm TRIM() trong Excel giúp loại bỏ các ký tự trống (khoảng trắng). Tương tự vậy hàm TRIMRANGE() được sử dụng để xóa các giá trị trống khỏi một phạm vi

Xem thêm
Một số hàm sắp xếp (Sort) phổ biến trong Numpy

Sắp xếp (Sort) là một thao tác phổ biến trong phân tích dữ liệu và lập trình. Nó liên quan đến việc sắp xếp các phần tử trong một tập hợp theo

Xem thêm