Ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

Giảm đến 25% khi đăng ký Combo khóa học Excel,
Business Intelligence và Data Analysis for Business

5 điều cần nhớ để trở thành Kiểm toán viên chuyên nghiệp

Để trở thành một Kiểm toán viên chuyên nghiệp, trước hết bạn sẽ phải trải qua cuộc đời của một thực tập sinh. Và tất nhiên trước khi được nhận vào vị trí tiềm năng đó, bạn vẫn sẽ phải chăm chỉ học hành, “cày cuốc” thật nhiều. Làm gì có con đường nào trải sẵn đầy hoa hồng mà không phải cố gắng? Nhưng một khi bạn được lọt vào danh sách trúng tuyển thực tập kiểm toán, thì xin chúc mừng, bạn đã có cơ hội làm việc trong ngành nghề đang rất hot và có độ cạnh tranh khá cao hiện nay.

1. Trang phục cho kỳ thực tập kiểm toán

Nếu bạn là sinh viên, trang phục thường ngày có cầu kỳ không? Bạn là con trai thì đơn giản thôi, áo phông quần bò, sơ mi hoặc vest có khi 4 năm học chỉ mặc đúng dịp chụp kỷ yếu phải không? Và đây là lời khuyên đầu tiên cho bạn: hãy mua và tập mặc sơ mi, quần tây đi nhé! Khoa học thống kê rằng người ta đánh giá bạn sau 4 giây đầu tiên, 30 giây tiếp theo để quyết định bạn là người thế nào. Vì vậy, trang phục bên ngoài góp phần khá lớn trong việc tạo ấn tượng về con người bạn.

Con gái thì chắc là nhiều quần áo hơn con trai. Nhưng cũng tránh mặc váy quá ngắn, áo trễ vai, trễ cổ. Cũng như các bạn trai, khi là một kiểm toán viên, bạn nên trang bị cho mình một loạt quần áo dạng công sở (áo sơ mi, váy). Hãy thể hiện tác phong lịch sự và chuyên nghiệp ngay từ vẻ bề ngoài bạn nhé!

2. Kỹ năng giao tiếp

Lần đầu tiên bước vào văn phòng, bạn sẽ bị rất nhiều con mắt hướng tới. Vẻ bề ngoài nhếch nhác, ánh mắt lo sợ rụt rè, run rẩy sẽ mang đến cho những đồng nghiệp mới ấn tượng về một người kém tự tin, hờ hững, thiếu nhiệt huyết. Vì thế hãy giữ một thái độ bình tĩnh, khiêm nhường. Cũng đừng “chém gió”, vì bạn đang là người trẻ tuổi và ít kinh nghiệm nhất ở đây. Các anh (chị) Kiểm toán viên, chắc hẳn sẽ có ấn tượng tốt với một người trẻ biết thể hiện mình với công việc chứ không phải chỉ biết nói những lời sáo rỗng, ba hoa, nhỉ?

Bạn cũng cần đặc biệt chú ý, nghề kiểm toán đòi hỏi phải giao tiếp với khách hàng. Ngoài việc có tư duy logic, rèn luyện kỹ năng giao tiếp với khách hàng cũng là yếu tố không thể thiếu khi bạn bước chân vào con đường này. Đối với khách hàng, lúc làm việc đừng để lộ mình mới chỉ là một thực tập viên. Hãy nhớ không một khách hàng nào muốn những báo cáo, số liệu của công ty lọt vào một nhân viên thực tập còn non nớt, hay thậm chí là một sinh viên chưa tốt nghiệp. Hãy thể hiện bản thân là một nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để tạo được niềm tin với khách hàng, cũng như với các anh (chị) Kiểm toán viên trong nhóm.

3. Kỹ năng kế toán – kiểm toán

Kỹ năng Word – Excel
Những phần hành thường gặp trong kỳ thực tập như: dòng tiền, phải trả và nợ phải thu, tài sản cố định, doanh thu,… là những phần hành bạn mới chỉ gặp trên giáo trình của nhà trường. Còn bây giờ, bạn phải đối mặt thực tế với nó. Nếu bạn không thành thạo Word và Excel thì bạn sẽ hoảng loạn thậm chí bất lực với những working paper vài chục sheet. Việc trình bày một văn bản gọn gàng, căn chỉnh những ô số liệu hay những hàm tính toán sẽ khiến bạn cảm thấy rối tung lên.

Kỹ năng ngoại ngữ
Tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng, tuy nhiên khi vào làm, bạn sẽ thấy kiến thức về Accounting và Auditing quan trọng hơn English rất nhiều, đến lúc đấy English không còn là competitive advantage nữa. Thực tập sinh đôi khi có thể bị đánh giá là thiếu kiến thức căn bản và thiếu khả năng giao tiếp phù hợp.

Kỹ năng kiểm toán
Nếu bạn đã học các chuyên ngành về Kế – Kiểm thì khởi đầu sẽ dễ dàng hơn những bạn học Tài chính, Kinh tế hay Ngân hàng. Nhưng để trở thành Kiểm toán viên chuyên nghiệp bạn vẫn còn phải trải qua những khóa học thực tế hơn những lý thuyết suông trên giảng đường.

4. Chuẩn bị tinh thần đi công tác xa

Khác với nghề kế toán, công việc có tố chất ổn định, nếu có di chuyển cũng chỉ loanh quanh trong mấy nơi như Cục thuế, Ngân hàng,… Các Kiểm toán viên thường xuyên phải đi gặp khách hàng, nên việc đi công tác ở các tỉnh là không thể tránh. Nếu bạn được phân công đi job, có thể vài ngày hoặc thậm chí là 1, 2 tháng. Khi đó, bạn sẽ được tiếp xúc nhiều với ban lãnh đạo, kế toán trưởng, CFO các tập đoàn công ty lớn. Nếu đi tỉnh xa thì có thể đi máy bay, tỉnh gần cũng taxi, khách sạn ở thường rất đẹp, ăn uống toàn của ngon vật lạ. Vậy thì đi job cũng thú vị đấy chứ nhỉ??

5. Chuẩn bị tinh thần làm việc ngoài giờ

Trong một số trường hợp, nếu như bạn gập máy tính lại lúc 10h đêm tại công ty, cho dù với đôi mắt sưng đỏ vì buồn ngủ và muốn xin phép về thì bạn vẫn nên nói với sếp là “cho phép em về sớm”. Với một số khách hàng có hệ thống phức tạp, hoặc báo cáo deadline chặt, thường lịch làm việc một ngày của Kiểm toán viên là: sáng 7h dậy để đến công ty cho đúng giờ, làm việc liên tục tại công ty kiểm toán hoặc tại doanh nghiệp khách hàng đến 9h đêm, đi ăn nhẹ chút gì đó rồi lại về làm tiếp đến 11h đêm. Nếu như sắp đến hạn phải ra báo cáo thì việc ngủ lại văn phòng hoặc làm đến 1-2h sáng là bình thường.

Vậy đấy, nghề kiểm toán không phải chỉ toàn màu hồng như bạn tưởng. Nhưng đừng lo, nếu bạn vẫn quyết định gắn bó với nó thì chắc chắn vinh quang sẽ đến với bạn.

→Xem thêm:

Khóa học Thực hành Excel trong kiểm toán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm