6 Bước chuyển nghề thành công trong lĩnh vực tài chính

Đặt chân vào lĩnh vực tài chính là một bước đi vô cùng khó khăn. Bạn sẽ phải mất hàng năm trời nghiên cứu và làm việc, tiếp đến là một vài năm nữa làm những việc có thể bạn không thích lắm, để đạt được mục tiêu. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu đến cuối cùng bạn đạt đến đỉnh cao nhất để rồi nhận rằng mình đã chọn sai ngọn núi để leo?

Nếu bạn là một nhân viên giao dịch, nhà phân tích, nhà môi giới chứng khoán hoặc cán bộ pháp chế đang tìm cách chuyển sang một lĩnh vực liên quan tới tài chính khác, thì tin tốt là với một chút kiên nhẫn và chăm chỉ, điều này là hoàn toàn có thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sáu bước cần thiết để đảm bảo quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của bạn diễn ra suôn sẻ.

BƯỚC 1: CHỊU NHÚN MÌNH

Điều quan trọng mà bạn cần biết ngay từ đầu khi theo đuổi một con đường sự nghiệp mới là bạn có thể sẽ phải chịu thiệt về tiền lương (và chức danh) khi nhảy việc. Ví dụ, một nhà giao dịch chứng khoán dày dạn kinh nghiệm chuyển sang làm môi giới chứng khoán mà đòi hỏi phải được trả lương như trước đây ngay lập tức, là điều hoàn toàn thiếu thực tế. Sẽ phải mất một thời gian dài và sự kiên nhẫn đáng kể để xây dựng một cơ sở khách hàng và tài sản.

Bạn sẽ học được rằng sự chuyển đổi nghề nghiệp sẽ đòi hỏi rất nhiều việc và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đừng mong đợi có tiến triển tốt ngay.

BƯỚC 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CỦA BẠN TRƯỚC KHI CHUYỂN NGHỀ

Bạn có thể sẽ cần quay lại trường học để được trang bị kiến thức cho sự nghiệp mới của mình trước khi thực sự theo đuổi nó. Ví dụ, một người có thể quay trở lại trường để học tài chính cá nhân hoặc kinh tế nếu anh ấy hay cô ấy muốn trở thành một cố vấn tài chính, hoặc đăng ký một lớp học về kinh doanh quyền chọn để trở thành một giao dịch viên.

Ngoài việc học ở trường, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để “cày” một số kỳ thi lấy chứng chỉ chứng khoán nào đó. Điều này rõ ràng tốn thời gian và năng lượng đáng kể. Do đó, hãy cân nhắc quyết định này thật kỹ trước khi bạn bắt đầu nói lời tạm biệt với sếp và đồng nghiệp của bạn.

Cuối cùng, khi bạn bắt đầu một công việc mới, bạn có thể bị yêu cầu trở thành “cái bóng” của một nhân viên cấp cao trong một khoảng thời gian để tìm hiểu cung cách làm việc. Khoảng thời gian phải làm cái bóng của người khác cũng nên được cân nhắc đến.

BƯỚC 3: THÀNH THẬT VỚI SẾP HIỆN TẠI CỦA BẠN

Một khi bạn biết rằng mình muốn đổi nghề, bạn nên nói chuyện với sếp về quyết định này. Sếp hiện tại của bạn có thể sẽ không vui – đặc biệt là nếu bạn là một chuyên viên môi giới hàng đầu. Tuy nhiên nếu bạn thẳng thắn và trung thực về lý do bạn muốn đổi nghề thì khả năng cao là sếp của bạn sẽ hiểu.

Cách tốt nhất để báo tin này là đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo. Hãy giải thích lý do tại sao, và đừng ngại yêu cầu giúp đỡ. Sếp của bạn có thể sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn khi làm một nghề mới, và thậm chí giới thiệu bạn tới những mối quen biết của mình để giúp bạn đi theo con đường đã chọn.

BƯỚC 4: TÌM MỘT NGƯỜI CỐ VẤN

Trước khi chuyển nghề, bạn nên cố tìm lấy một người cố vấn hay một người ủng hộ bạn, và sẽ chỉ cho bạn đường hướng trong công việc mới. Tốt hơn là nên tìm một người có thâm niên, vì điều này sẽ giúp cho việc chuyển nghề dễ dàng hơn nhiều. Trước khi thực sự đổi nghề, hãy làm quen với các thành viên khác của phòng/ban mà bạn nhắm tới tại công ty hoặc các phòng ban chức năng liên quan đến ngành. Một khi đã tạo dựng mối quan hệ với một người mà bạn thích và tôn trọng, bạn có thể đề nghị người đó nhận bạn làm “đệ tử”. Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên với sự nhiệt tình giúp đỡ của phần lớn mọi người. Nhưng nếu không hỏi, bạn sẽ không bao giờ biết được!

BƯỚC 5: KHÔNG BÁN BẢN THÂN VỚI GIÁ THẤP

Như trên đã đề cập, bạn nên chuẩn bị tư tưởng rằng mình sẽ được trả lương không cao như trước. Điều này đúng, tuy nhiên, chuyển đổi công việc không có nghĩa là bạn nên chấp nhận một mức lương dành cho “lính mới”.

Trong suốt quá trình đàm phán lương, hãy nhấn mạnh những kỹ năng, nền tảng giáo dục và kinh nghiệm nghề nghiệp mà bạn đã có trong ngành. Công việc trước đó cho bạn những kiến ​​thức và kỹ năng mà không sinh viên mới ra trường nào bì được. Hãy sử dụng lợi thế này để có được những công việc mà bạn muốn. Bạn cũng có thể dùng nó để thương lượng lương sao cho mình không bị thiệt.

BƯỚC 6: LỘ TRÌNH CỦA BẠN CẦN RÕ RÀNG

Một khi chuyển nghề, bạn sẽ phải sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Bất cứ ai mới làm một công việc mới nên chuẩn bị đến công ty sớm vào mỗi buổi sáng và ra về muộn cho tới khi thành thạo trong công việc mới.

Trước khi bắt đầu vị trí mới, hãy cố gắng hoàn thành mọi công việc cá nhân mà bạn đã lên kế hoạch từ trước như sửa sang tầng hầm hoặc lợp mái mới cho ngôi nhà. Bởi sau khi đi làm, bạn sẽ không muốn mình bị xao nhãng hay căng thẳng vì những việc không cần thiết.

LỜI KẾT

Việc đổi nghề trong ngành chứng khoán là hoàn toàn có thể, nếu bạn có kế hoạch trước và sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trước đó của bạn có thể là bệ phóng, biến cuộc leo núi nguy hiểm trở nên thật nhàn nhã.

<Sưu tầm>


Xem thêm

Người năng suất vs Người bận rộn

Excel for Professionals – Combo 4 khóa học kỹ năng Excel chuyên nghiệp

Khóa học Quản trị Tài chính doanh nghiệp

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm