Nhu cầu về tuyển dụng kế toán hiện nay ngày càng tăng cao do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các công ty, doanh nghiệp. Mặc dù gọi chung là kế toán nhưng nghề này bao gồm đa dạng vị trí với các nhiệm vụ khác nhau.
Nếu bạn chưa biết nhân viên kế toán có những vị trí nào thường xuyên được tuyển dụng thì nên tham khảo bài viết dưới đây.
1. Kế toán trưởng
♦ Là người giữ vai trò chủ chốt, quyết định mọi việc trong phòng kế toán
♦ Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty theo từng giai đoạn cụ thể
♦ Hoàn thiện các chế độ hạch toán, thống kê, tính toán số liệu chính xác, đầy đủ cũng là công việc của một Kế toán trưởng
♦ Chỉ đạo việc kiểm kê hàng hóa, sản phẩm, công cụ, tiền mặt,…
♦ Kiểm tra, rà soát các hợp đồng kinh tế để mang đến quyền lợi tốt nhất cho công ty
♦ Thường xuyên đánh giá, báo cáo tình hình tài chính của công ty
♦ Chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn các kế toán viên làm đúng yêu cầu
2. Kế toán tổng hợp
♦ Tổng hợp các số liệu, lập báo cáo kế toán, thống kê theo quy định
♦ Tổng hợp báo cáo của các chi nhánh chính xác, kịp thời để phục vụ quá trình phân tích hoạt động tài chính của công ty
♦ Kiểm tra quá trình ghi sổ sách, chứng từ liên quan tại các chi nhánh
♦ Giám sát số liệu, định khoản phát sinh mỗi ngày để kịp thời khắc phục sai sót
♦ Tạo, in báo cáo tổng hợp, chi tiết để cân đối hoạt động tài chính
♦ Khi kế toán trưởng cần cung cấp số liệu, kế toán tổng hợp phải thực hiện theo yêu cầu
♦ Ngoài ra kế toán tổng hợp còn làm những công việc khác do kế toán trưởng giao
3. Kế toán thanh toán
♦ Lập chứng từ trao đổi các khoản thanh toán trong nội bộ công ty và với khách hàng
♦ Sát sao theo dõi quỹ tiền mặt, gửi ngân hàng, tạm ứng của công ty
♦ Lưu trữ sổ sách, chứng từ, công văn
♦ Cập nhật rõ ràng quyết toán toàn bộ công ty về tiền mặt, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
4. Kế toán công nợ
♦ Theo dõi các khoản nợ phải thu của khách hàng bằng danh sách để lên lịch thu đúng hạn
♦ Đánh giá tình hình công nợ, kiểm tra các công nợ phải thu và phải trả của công ty
♦ Làm những nhiệm vụ khác dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng
♦ Tiến hành lưu trữ các chứng từ, sổ sách liên quan đến nghiệp vụ
5. Kế toán vật tư
♦ Giám sát quá trình nhập, xuất và tồn kho của các sản phẩm, hàng hóa về số lượng và chất lượng
♦ Thường xuyên kiểm tra số lượng vật tư bằng cách đối chiếu với báo cáo nhập, xuất kho theo định kỳ
♦ Theo dõi số lượng hàng hóa đã được tiêu thụ
♦ Doanh thu chi tiết từng sản phẩm phải được thống kê đầy đủ để thuận tiện cho việc đánh giá hoạt động kinh doanh và điều chỉnh tài chính
6. Kế toán bên quỹ
♦ Căn cứ vào các phiếu thu, chi mỗi ngày mà thủ quỹ thực hiện theo rồi cập nhật chi chiết số tiền thu chi mỗi ngày vào sổ sách
♦ Cuối mỗi ngày, kế toán quỹ đem sổ đối chiếu với kế toán thanh toán, lập báo cáo quỹ tiền mặt còn lại
<UniTrain tổng hợp>
—
Xem thêm