Thất bại trong phỏng vấn – bạn đã sai ở điểm nào?

Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn cảm thấy khá tự tin và đôi khi tự nhận thấy mình có một cuộc phỏng vấn thành công. Tuy nhiên, bạn lại không được tuyển dụng vào vị trí ứng tuyển. Bạn liên tục cập nhật CV của mình, tận dụng tối đa mạng lưới quan hệ và thường xuyên tham gia phỏng vấn nhưng vẫn chưa nhận được offer nào từ phía công ty.

Nếu vẫn còn đang băn khoăn không biết lý do vì sao và lỗi sai của mình là gì, lời khuyên chân thành là bạn nên tham khảo bài viết này để rút kinh nghiệm cho những lần phỏng vấn xin việc sắp tới.

1. Bạn đã không trung thực

Bất cứ lời nói dối nào quá trình tìm việc, dù trong CV hay buổi phỏng vấn đều sẽ khiến bạn tự đánh mất cơ hội của mình. Theo một thống kê của trang web CareerBuilder, 49% nhà tuyển dụng đã phát hiện ra ứng viên không trung thực và tự động loại bỏ họ. Do đó, bạn hãy thành thật ngay từ đầu.

Lỗi hay gặp nhất ở các bạn là thổi phồng thành quả công việc. Bạn nên nhớ rằng, với nhà tuyển dụng – người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc sẽ rất dễ dàng để nhận ra năng lực thật sự của bạn chỉ qua vài câu hỏi. Vì vậy, thay vì nói quá kết quả hoặc dùng bằng cấp để “che mắt” nhà tuyển dụng, bạn nên thể hiện sự tự tin của bản thân, khả năng phù hợp với vị trí ứng tuyển và mong muốn được học hỏi trau dồi thêm để hoàn thành tốt công việc này.

2. Bạn nói xấu công ty cũ

44% nhà tuyển dụng cho biết nói xấu công việc cũ hoặc hiện tại là một trong những sai lầm gây bất lợi nhất cho ứng viên. Kể cả khi không còn làm việc cùng họ, bạn cũng không nên trách móc, than vãn về những việc đã qua với người phỏng vấn. Nếu là người khôn khéo, bạn nên chuyển những điểm tiêu cực đó theo hướng tích cực hơn.

Ví dụ, nếu mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp không tốt, hãy nói với người phỏng vấn rằng bạn mong muốn được làm việc trong một môi trường mà mình là một phần trong nhóm,mọi người hòa hợp với nhau nhưng vị trí hiện tại ( hoặc cũ ) không làm bạn thỏa mãn về điều đó.

3. Bạn không thể hiện được tiềm năng dài hạn của mình

Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những người có khát khao cống hiến và làm việc tốt nhất cho công ty. Vì thế bạn hãy chứng tỏ mình muốn và có khả năng phát triển cùng tổ chức. Nếu được hỏi tới tương lai của bạn trong 5 năm tới, bạn lại đưa ra câu trả lời không liên quan tới vị trí hoặc công ty bạn đang dự tuyển, cơ hội thành công của bạn rất thấp.

Thay vào đó, hãy hỏi lại: “Ứng viên thành công cho vai trò này sẽ có bước tiến sự nghiệp ra sao trong công ty?”Điều đó chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn có tham vọng gắn bó với công ty.

4. Bạn để lại bằng chứng không có lợi trên mạng

Các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm trực tuyến là cách tìm việc phổ biến nhất hiện nay. Thống kê cho thấy 45% nhà tuyển dụng tìm người và kiểm tra qua Internet.

Do đó, hãy đảm bảo bạn không post ảnh, nội dung, đường link không lành mạnh như nói xấu công ty, sếp cũ trên mạng. Đừng đánh mất cơ hội chỉ vì những hành động nông nổi nhất thời của mình.

5. Bạn không biết gì về công ty

58% nhà tuyển dụng nói rằng tham gia cuộc phỏng vấn mà không có kiến thức cơ bản về công ty là điều không chấp nhận được. Bên cạnh đó, việc ứng viên không đặt ra câu hỏi hay cho nhà tuyển dụng cũng khiến họ đánh mất cơ hội làm việc của mình.

Để giải quyết vấn đề này, rất đơn giản, hãy tìm hiểu thông tin công ty, chuẩn bị câu trả lời và câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Sự chuẩn bị chu đáo sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

6. Bạn hành động buồn chán, tự kiêu hoặc không hứng thú trong cuộc phỏng vấn

Một trong những sai lầm lớn nhất của ứng viên là tham gia phỏng vấn với khuôn mặt buồn rầu, tự kiêu, không quan tâm. Lãnh đạo công ty luôn muốn nhân viên nhiệt tình làm việc, đặc biệt là khi gặp gỡ khách hàng. Do đó, khi tìm việc, ít nhất bạn nên chứng tỏ với nhà tuyển dụng nguồn năng lượng dồi dào, sự nhiệt tình của mình.

Khi tham gia phỏng vấn, bạn nên thể hiện sự quan tâm của mình đến vị trí ứng tuyển. Cuộc phỏng vấn là lúc nhà tuyển dụng xem khả năng của bạn có phù hợp không và bạn tự xét năng lực có đáp ứng yêu cầu công việc hay không. Hãy xem phỏng vấn là lúc bạn có được thông tin chính xác về vị trí của mình.

7. Bạn cung cấp quá chi tiết thông tin cá nhân

Cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân trong cuộc phỏng vấn là điều không cần thiết. Nhiều ứng viên nói quá nhiều về dân tộc, tôn giáo, sở thích,…mà quên mất mục đích chính của phỏng vấn. Điều này làm lãng phí thời gian nhà tuyển dụng và họ sẽ rất khó chịu vì điều đó. Do đó, đảm bảo thông tin bạn đưa ra là cần thiết và phù hợp.

8. Bạn chỉ quan tâm tới tiền bạc

Một nguyên tắc chung là bạn không bao giờ nên khơi mào vấn đề tiền lương trước nhà tuyển dụng. Làm vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chỉ quan tới tiền chứ không màng tới lợi ích của công ty.

Tuy nhiên, nếu vấn đề được đưa ra, hãy trung thực về mức lương trong quá khứ của bạn.

9. Bạn không hoặc không thể đưa ra ví dụ về thành tựu của mình


Công ty nào cũng muốn nhân viên chứng tỏ được khả năng của mình như làm tăng doanh thu, giảm chi phí sản suất,… Nếu tất cả những gì bạn có thể đưa ra là sự im lặng về thành công và không minh họa được mình sẽ cống hiến cho công ty ra sao, tất nhiên họ sẽ không hứng thú với bạn.

Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người rất cầu toàn và rất tin tưởng vào bản thân mình. Và cho họ thấy bạn là người luôn luôn sáng tạo, đồng thời cũng rất kín đáo. Chính vì vậy, hãy thể hiện là chính mình hơn là việc bạn nói những câu thông thường.

10. Bạn không có đủ kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn phù hợp


Người quản lý không có nhiều thời gian để đào tạo, hướng dẫn nhân viên. Họ sẽ thiên về tuyển những nhân viên có sẵn kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn công việc hơn là người chưa có. Vì thế bạn cần phải đưa ra được những minh họa cụ thể về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng liên quan tới công việc.

 

Xem thêm: Khóa học kỹ năng chuẩn bị CV – Phỏng vấn 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm