Công nghệ blockchain với ngành Kế toán – Kiểm toán

Gần đây, tin tức về blockchain – công nghệ đằng sau đồng tiền số”nóng” nhất hiện nay gây được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, có một điều có thể mọi người ít biết đến hơn đó là công nghệ blockchain mang tầm ảnh hưởng lớn đến ngành Kế toán và chắc chắn là một xu hướng công nghệ mà các chuyên viên trong ngành Tài chính – Kế toán – Kiểm toán không thể “ngó lơ” trong tương lai.

Công nghệ blockchain được xem như một sổ cái mở và phân quyền, có khả năng ghi chép lại và xác minh các giao dịch mà không cần tín nhiệm cho một cơ quan trung gian nào. Bản thân công nghệ này tồn tại như một file lưu trữ rất nhiều các giao dịch được ghi chép lại gọi là khối (block). Mỗi khối chứa một dấu thời gian (timestamp) và một dãy số dẫn tới khối trước đó hay còn gọi là “dấu vân tay”. Blockchain được thiết kế vô hiệu hóa với việc sửa đổi dữ liệu và không thể hồi tố.

Công nghệ blockchain trong Kế toán – Kiểm toán làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, hồ sơ kế toán sẽ không thể chỉnh sửa và thay đổi một khi đã được lưu vào blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo. Bên cạnh những khả năng ấn tượng kể trên, công nghệ này còn có khả năng làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhu cầu kiểm toán tài nguyên nguồn dữ liệu.

Sau đây là một vài ứng dụng của công nghệ blockchain trong ngành kế toán – kiểm toán:

– Bằng chứng kiểm toán có thể theo dõi;

– Quá trình kiểm toán tự động;

– Xác thực giao dịch;

– Theo dõi quyền sở hữu tài sản;

– Hợp đồng thông minh;

– Hệ thống đăng ký và kiểm kê đối với mọi tài sản nào, từ nguyên vật liệu đến sở hữu trí tuệ

Như vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với sự ra đời của blockchain đang mang đến những tác động tích cực đối với kinh tế nói chung và ngành Tài chính – Kế toán nói riêng. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội do sự phát triển này mang lại, các kế toán viên phải cập nhật xu hướng của những thay đổi này đối với ngành, làm quen với các khái niệm mới như dữ liệu lớn (big data), mật mã, hệ thống sổ cái (blockchain), hệ thống thanh toán, thanh toán qua các thiết bị di động và các nền tảng mới kết nối giữa các nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ tài chính.

Bên cạnh các cơ hội mới, đang có nhiều lo lắng trước sự tác động của công nghệ tới lĩnh vực tài chính, kế toán như sự sụt giảm về nhu cầu nhân sự kế toán (nhân sự đóng vai trò trung gian). Tuy nhiên, công nghệ không lấy đi việc làm của các kế toán viên mà chỉ góp phần hỗ trợ công việc của họ hiệu quả hơn. Các Kế toán viên không cần phải trở thành một chuyên gia công nghệ thực thụ về công nghệ blockchain mà họ cần hiểu về blockchain và những tác động của nó tới nghề kế toán để nhanh chóng thích ứng với những đổi thay này.

Như vậy, để tạo lợi thế cạnh trạnh cho bản thân trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán trong thị trường lao động tương lai, ngoài những kiến thức chuyên môn, chúng ta cần cập nhật những thông tin về công nghệ cũng như những ứng dụng mới vào trong môi trường làm việc của ngành.

-st-

Xem thêm:

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Phím tắt Excel giúp tiết kiệm 90% thời gian nhập liệu

Trong quá trình xử lý dữ liệu bằng Excel, việc sử dụng các phím tắt không chỉ giúp tối ưu tốc độ làm việc mà còn tăng tính chính xác. Bài

Xem thêm
Ứng dụng hàm TEXTJOIN nâng cao trong Excel

1. Giới thiệu hàm TEXTJOIN và IF  Hàm TEXTJOIN trong Excel giúp nối các giá trị từ một phạm vi hoặc danh sách các ô, sử dụng dấu phân cách tùy

Xem thêm
30 tháng Tư rực rỡ, 01 tháng Năm ưu đãi bất ngờ

Mừng 50 năm thống nhất Đất nước, UniTrain ưu đãi đến 2.500.000 VNĐ trên học phí gốc cho học viên đăng ký các khóa combo. Hình thức online: 🔸Giảm 1.400.000đ trên học

Xem thêm
Nối các mảng dữ liệu trong Python

Trong quá trình xử lý dữ liệu với pandas, việc kết hợp nhiều bảng dữ liệu là thao tác rất phổ biến. Hàm concat() chính là công cụ mạnh mẽ giúp

Xem thêm