Phỏng vấn là vòng thi khó nhằn đối với bất cứ ứng viên nào tham gia ứng tuyển cho một vị trí. Trong buổi phỏng vấn, có rất nhiều tình huống vẫn thường được gọi là những “cái bẫy” mà nhà tuyển dụng áp dụng để “xoay” các ứng viên. Nếu không khéo, bạn rất có thể sẽ đưa ra những câu trả lời sai lầm và làm mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

Để chuẩn bị tốt nhất cho vòng phỏng vấn trước hết bạn cần biết những phương pháp và kỹ thuật phỏng vấn mà nhà tuyển dụng ưa thích để đáp lại bằng câu trả lời thông minh.

I. Các phương pháp phỏng vấn (Types of Methods)

1. Phỏng vấn tình huống (Case Interview): Đưa ra các tình huống để ứng viên giải quyết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình hướng đó sẽ không có đáp án mà người phỏng vấn chỉ tập trung chú ý đến quá trình tư duy của ứng viên.

2. Phỏng vấn hành vi (Behavioral-Based Interview), còn được gọi là Phỏng vấn năng lực (Competency-Based Interview): là phương pháp phỏng vấn dựa trên kỹ thuật đặt câu hỏi STAR (Situation/Task, Action, and Result). Nhìn chung nó cũng tương tự phỏng vấn tình huống, nhưng nhà phỏng vấn sẽ chú ý đến kinh nghiệm trước đây của bạn.

3. Phỏng vấn theo mẫu công việc (Work Sample Interview hoặc Portfolio-Based Interview): Dựa vào CV của ứng viên và câu hỏi xoay quanh công việc thực tế để kiểm tra tính trung thực và hợp lý về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn.

II. Các hình thức phỏng vấn (Types of Interviews)

1. Phỏng vấn cá nhân (one-on-one interview) hoặc phỏng vấn nhóm (Group or Panel Interview): Là phỏng vấn từng người một (một ứng viên) hay phỏng vấn một nhóm (phỏng vấn nhiều ứng viên cùng một lúc).

2. Phỏng vấn trực tiếp (face-to-face interview) hoặc phỏng vấn qua các phương tiện liên lạc khác như phone-interview (phỏng vấn qua điện thoại), video-conference-interview, skype-interview…

III. Các kỹ thuật phỏng vấn (Types of Technics)

1. Phỏng vấn căng thẳng (Stress interview):

Người phỏng vấn đặt câu hỏi hoặc đưa ra những tình huống để thử phản ứng của ứng viên trong điều kiện sức ép về tâm lý. Phỏng vấn Căng thẳng áp dụng cho những vị trí có sức ép cao hoặc đòi hỏi tâm lý vững. Tuy nhiên, khi áp dụng kỹ thuật phỏng vấn này mà người phỏng vấn không đủ chuyên nghiệp thì có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức và làm chọc tức/mất người giỏi!

Ngược lại, người phỏng vấn cũng có thể tạo buổi phỏng vấn thoải mái nhất, cởi mở nhất để ứng viên bộc lộ thật nhất về mình. Đôi khi phỏng vấn thoải mái cũng là một cái bẫy với ứng viên, vì lúc này ứng viên có thể thoải mái quá mà quên “giữ khoảng cách cần thiết”, vô tình bộc lộ yếu điểm trong giao tiếp, ứng xử của mình.

2. Phỏng vấn mẹo (The Puzzle Interview):

Những câu hỏi không có câu trả lời đúng hay sai mà để thử trí ứng viên cũng như khả năng giải quyết tình huống và khả năng ứng phó của ứng viên.Đây có thể là những câu hỏi “kỳ quặc” cho những người “kỳ quặc”, nhưng thực ra, nó dành cho những vị trí đặc biệt: yêu cầu đặc biệt và lương cũng như phúc lợi rất đặc biệt.

Ví dụ:

– “Nếu chỉ có thể chọn một bài hát để bật lên mỗi lần đi vào một căn phòng, từ giờ đến cuối đời, anh sẽ chọn bài nào?” – ứng viên phân tích chiến lược khách hàng tại Google.

– “Nếu đi cắm trại với bạn bè, anh sẽ dựng lều ở đâu?” – ứng viên phân tích tài chính cấp cao tại Expedia.

3. Phỏng vấn có cấu trúc (Structured Interview) hoặc không có cấu trúc (Unstructured Interview):

Phỏng vấn có cấu trúc là những câu hỏi “tiêu chuẩn” cho một vị trí được chuẩn bị sẵn cho ứng viên. Ưu điểm của phỏng vấn có cấu trúc là:

– Nhất quán, các ứng viên được đối xử bình đẳng.
– Dễ so sánh giữa các ứng viên cho cùng một câu hỏi.
– Thời gian phỏng vấn hợp lý.

Tuy nhiên, khuyết điểm của nó là:

– Thiếu tính linh hoạt.
– Người phỏng vấn có thể cảm thấy nhàm chán và gây tác động tâm lý tới cả ứng viên cũng như buổi phỏng vấn.
– Không tìm được điểm mạnh/khác biệt của các ứng viên.

Phỏng vấn không có cấu trúc là người phỏng vấn sẽ dựa vào tiến triển của cuộc phỏng vấn để đặt câu hỏi và tìm hiểu sâu vào những vấn đề liên quan mà không theo một bảng câu hỏi cố định. Những khuyết điểm của phỏng vấn có cấu trúc sẽ lại là ưu điểm của phỏng vấn không có cấu trúc:

– Linh hoạt, tìm hiểu sâu được nhiều vấn đề/yếu tố/lĩnh vực khác nhau.
– Buổi phỏng vấn có thể trở nên thú vị hơn và kích thích sự sáng tạo của người phỏng vấn, hiệu quả phỏng vấn cao.
– Giúp phát hiện điểm mạnh/khác biệt của các ứng viên.

Và ngược lại, khuyết điểm của Phỏng vấn không có cấu trúc là:

– Yếu tố thời gian khó kiểm soát, có thể mất nhiều thời gian hơn.
– Khó so sánh giữa các ứng viên.
– Có thể bỏ sót những lĩnh vực quan trọng hoặc dễ bị cảm tính.

Tuy có rất nhiều loại phỏng vấn khác nhau, tuy nhiên, qua buổi phỏng vấn, ứng viên và nhà tuyển dụng cần đưa ra một tiếng nói chung xoay quanh 4 giai đoạn sau:

1. Mở đầu bằng câu chuyện chào hỏi xã giao, tìm kiếm điểm chung.

2. Thiết lập sự hòa hợp thông qua việc tìm hiểu CV.

3. Đưa ra các câu hỏi và thảo luận vấn đề quan trọng.

4. Kết thúc bằng thông tin phản hồi hoặc các câu hỏi của ứng viên.

Xem thêm

Khóa học Chuẩn bị CV – Phỏng vấn khai giảng 12/2017

Khóa học ACCA F2 khai giảng 11/2017

Khóa học ACCA F3 khai giảng 11/2017

Tags

Leave us a Reply