Gian lận trong công bố thông tin trên Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những đề tài đặc biệt được quan tâm và mang tính thời sự sau hàng loạt sự kiện các công ty hàng đầu trên thế giới bị phá sản vào đầu thế kỷ 21.
Những công ty lớn như Lucent, Xerox , Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia, Qwest, … bị phá sản do bị phát hiện có gian lận về BCTC. Vậy các gian lận về BCTC phổ biến là gì?
CON SỐ THỐNG KÊ
Số liệu thống kê các gian lận dựa trên công trình nghiên cứu Tiến sĩ Trần Thị Giang Tân
Loại gian lận |
Trường hợp báo cáo | % (trường hợp) |
Che giấu công nợ |
54 | 45% |
Ghi nhận doanh thu không có thật | 52 |
43.3% |
Định giá sai tài sản |
45 |
37.5% |
Ghi nhận sai niên độ |
34 |
28.3% |
Công bố thông tin quan trọng |
56 |
48% |
CÁC GIAN LẬN PHỔ BIẾN
1. Che giấu công nợ và chi phí
Che giấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận phổ biến trên Báo cáo tài chính nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Khi đó, lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng với số chi phí hay công nợ bị che giấu. Đây là phương pháp dễ thực hiện và khó bị phát hiện vì thường không để lại dấu vết. Có ba phương pháp chính thực hiện giấu gian lận và chi phí:
– Không ghi nhận công nợ và chi phí, đặc biệt không lập đầy đủ các khoản dự phòng;
– Vốn hoá chi phí;
– Không ghi nhận hàng bán trả lại – các khoản giảm trừ và không trích trước chi phí bảo hành.
2. Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai khống doanh thu
Là việc ghi nhận vào sổ sách một nghiệp vụ bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ không có thực. Kỹ thuật thường sử dụng là tạo ra các khách hàng giả mạo thông qua lập chứng từ giả mạo nhưng hàng hóa không được giao và đầu niên độ sau sẽ lập bút toán hàng bán bị trả lại.
Khai cao doanh thu còn được thực hiện thông qua việc cố ý ghi tăng các nhân tố trên hóa đơn như số lượng, giá bán… hoặc ghi nhận doanh thu khi các điều kiện giao hàng chưa hoàn tất, chưa chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hoá – dịch vụ được bán.
3. Định giá sai tài sản
Việc định giá sai tài sản được thực hiện thông qua việc không ghi giảm giá trị hàng tồn kho khi hàng đã hư hỏng, không còn sử dụng được hay không lập đầy đủ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, các khoản đầu tư ngắn, dài hạn. Các tài sản thường bị định giá sai như là: các tài sản mua qua hợp nhất kinh doanh, tài sản cố định, không vốn hoá đầy đủ các chi phí vô hình, phân loại không đúng tài sản.
4. Ghi nhận sai niên độ
Doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn. Đặc biệt là các tháng cuối niên độ và đầu niên độ tiếp theo. Do đó, kiểm toán thường có các thủ tục kiểm tra đặc biệt vào khoảng thời gian chuyển giao giữa các năm tài chính.
5. Không khai báo đầy đủ thông tin
Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính. Các thông tin thường không đựợc khai báo đầy đủ trong thuyết minh như nợ tiềm tàng , các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế tóan, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách Kế toán.
Xem thêm
– Khóa học ACCA F2 Kế toán quản trị
– Khóa học ACCA F3 Kế toán tài chính
Leave us a Reply