Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu chung về Cổ đông – Hội đồng quản trị (HĐQT) – Tổng giản đốc (TGĐ) trong công ty, cùng những chức danh theo kiểu Âu và kiểu Mỹ, phần tiếp theo Unitrain sẽ tiếp tục giới thiệu về các khái niệm và áp dụng thực tế ở Việt Nam.

 

PHA TRỘN GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CHỨC DANH

Việc sử dụng các chức danh trong công ty cổ phần sẽ khá đơn giản trong trường hợp những người trong 3 thành phần Cổ đông – HĐQT – TGĐ hoàn toàn biệt lập với nhau. Trong thực tế thì thường hay có vài pha trộn, chẳng hạn như Tổng Giám đốc vừa có chân trong HĐQT và ngược lại một thành viên trong HĐQT có thể đồng thời giữ chức vụ trong thành phần quản lý công ty (Managerment).

Như đã nói trên, HĐQT không có chức năng điều hành công việc thường ngày của công ty mà phải giao cho một tổng giám đốc lo việc này. Tuy nhiên có khi HĐQT chọn một thành viên (Director) của HĐQT để làm tổng giám đốc. Khi ấy, người này sẽ được gọi hoặc là:

a. Managing Director
b. Executive Director
c. Director & President
d. Director & CEO

Nói chung thường hễ thấy chữ Director thì ta biết ngay rằng người ấy là thành viên của HĐQT (lối Mỹ)
Chưa hết, nếu HĐQT bầu ngay ông chủ tịch (Chairman) của HĐQT làm tổng giám đốc thì ông này lúc ấy có thể được gọi là :

a. Executive Chairman
b. Chairman & CEO
c. Chairman & managing Director…

Nếu cuộc đời chỉ giản dị như vậy thì cũng đỡ nhức đầu, tiếc thay không có một luật nào bắt buộc các công ty phải dùng các chức danh nói trên.
Rất nhiều công ty nhỉ muốn “ hù thiên hạ” nên đã cho nhân viên của họ những chức danh rất kêu. Thí dụ như phần đông trong các công ty Mỹ chức danh Vice President trở thành quá thông thường, trong khi đó ở một ngân hàng Anh thì có người với mấy chục năm kinh nghiệm, làm việc đến lúc tóc rụng, sói gần hết đầu mà cũng chỉ là một officer hay manager mà thôi.

 

KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐỀ DỊCH THUẬT CÁC CHỨC DANH

Chắc bạn cũng để ý rằng tiếng Việt không cò đủ từ để dịch các chức danh nói trên. Quanh đi quẩn lại thì chức gì cũng dịch là…giám đốc cả! Có một vài nhận xét nhỏ sau đây:

a) Board of Directors: như đã trình bày ở trên, thành phần này hoàn toàn không có chức năng quản lý công ty. Chữ Director hoàn toàn bắt nguồn từ chữ Direction, có nghĩa là phương hướng. Ngưòi Pháp còn gọi là Conseil D’administration (tạm dịch là cố vấn quản trị). Như vậy, có lẽ nên gọi hội đồng chỉ đạo (hay một từ gì khác) thì có lý hơn chăng?

b) Board of Managrment: dùng chữ này cho Board of Directors thì không đúng nghĩa bởi vì ở nước ngoài có một sự phân biệt rõ ràng giữa Board of Directors và Management, không thể lẫn lộn nhau. Ta cũng không nên lầm với Executive Committee hoặc Managerment Committee, là một “uỷ ban” đặc biệt gồm một nhóm nhân viên tập hợp lại để giải quyết vấn đề cao cấp nào đó thuộc về quản lý công ty (management) .

c) Tổng giám đốc: nên dành từ này cho người cao cấp nhất trong thành phần quản lý công ty (management), đại khái dựa theo bảng phân biệt nêu trên.

d) Giám đốc: nên dùng từ này cho các cấp trong thành phần quản lý công ty (management), chứ đừng nên dùng chỉ một thành viên (Director) của hội đồng chỉ đạo (Board of Directors)

e) Expert: các công ty nước ngoài không dùng từ này để gọi các chuyên viên của họ. Thường thì dùng chức danh Analyst, hay Officer.

Qua đây, các bạn khi giao dịch với khách hàng, đối tác thì cũng đừng vội choáng ngợp khi thấy chức danh có vẻ hoành tráng của họ! Tất cả còn tuỳ thuộc vào tầm cỡ và văn hóa của công ty.

 

Xem thêm

Khóa học Kỹ năng chuẩn bị CV – phỏng vấn

Khóa học Thực hành Excel xử lý dữ liệu

Khóa học ACCA F2 Kế toán quản trị

Leave us a Reply