Ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

Giảm đến 25% khi đăng ký Combo khóa học Excel,
Business Intelligence và Data Analysis for Business

Cuộc đối đầu giữa top-down và bottom-up trong quản trị

Quản trị là một đề tài không chỉ được các chủ doanh nghiệp mà còn được tất cả các cấp quản lý cũng như nhân viên trong một tổ chức quan tâm. Vậy có những phong cách quản trị nổi bật nào? Cùng UniTrain tìm hiểu hai phương pháp quản trị Top down (từ trên xuống) và Bottom up (từ dưới lên) trong bài viết sau.

Top downBottom up là hai phương pháp quản trị được dùng thường xuyên trong nhiều lĩnh vực như: đầu tư, quản lý, công nghệ thông tin, điều tra, xây dựng, v.v…

Mỗi phong cách quản trị có ưu/nhược điểm khác nhau. Đồng thời, chúng chỉ phù hợp với mỗi giai đoạn khác nhau của một doanh nghiệp. Các phân tích dưới đây có thể sẽ giúp nhà lãnh đạo lựa chọn phương pháp quản trị tối ưu.

1. Top down:

Phân tích, suy diễn, khởi điểm là đỉnh điểm, ban đầu cần có một mục tiêu cần đạt đến. Sau đó, từ mục tiêu này tìm các mấu chốt vấn đề. Mục tiêu lớn sẽ chia thành mục tiêu trung bình, mục tiêu trung bình chia thành nhiều mục tiêu nhỏ.

Nhà quản trị đưa ra chiến lược, kế hoạch, mục tiêu và yêu cầu nhân viên thực hiện.

Ưu điểm: Tính thống nhất, tính kỷ luật luôn được nhất quán, đảm bảo mục tiêu của nhà lãnh đạo/ người quản lý được thực hiện.

Nhược điểm: Không tận dụng được tối đa nguồn nhân lực của tổ chức, đôi khi không phản ánh đúng quy luật của thị trường và thường bị động trong điều chỉnh kế hoạch, chiến lược của tổ chức.

Phong cách này có thể thích hợp đối với công ty có quy mô nhỏ, dễ kiểm soát.

2. Bottom up:

Tổng hợp, quy nạp, phân tích từ các vấn đề nhỏ, tổng hợp, tương tác lại với nhau để đưa đến kết quả.

Nhà quản trị sẽ tổ chức buổi họp lắng nghe ý kiến cấp dưới  về các vấn đề mà mình phụ trách. Sau đó, nhà quản trị mới đưa ra chiến lược/kế hoạch hay mục tiêu để thực hiện.

Ưu điểm: Chiến lược/ kế hoạch hay mục tiêu của nhà lãnh đạo dễ dàng thực hiện vì có sự tham gia từ cấp dưới, phản ánh chính xác nhu cầu của thị trường, của khách hàng, do đó khả năng thành công rất cao. Ngoài ra, phong cách này cũng giúp nhà lãnh đạo chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh khi thị trường có sự thay đổi, tối ưu hóa nguồn nhân lực của công ty. Phong cách này được sử dụng phổ biến trong các tổ chức lớn, các tập đoàn đa quốc gia.

Nhược điểm: Đôi khi “lắm thầy nhiều ma”, nhà lãnh đạo khó ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát.

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn phong cách bottom-up trong quản trị.

Phương pháp Top down và Bottom up sẽ được vận dụng khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như:

Trong quản lý dự án:
Top down: Tiếp cận từ trên xuống, tất cả các hướng đi đều xuất phát từ nhà quản lý.
Bottom up: Tiếp cận từ dưới lên, thành viên của nhóm chủ động trong quá trình thực hiện dự án.

Trong đầu tư:
Top down: Xem xét toàn thể nền kinh tế (macro), phân tích ngành, đánh giá công ty.
Bottom up: Xem xét công ty cụ thể (micro), phân tích kỹ thuật, đưa ra quyết định đầu tư.

————————

Xem thêm:

5 Phần Mềm Quản Lý Công Việc, Tối Đa Hoá Hiệu Suất Và Thời Gian

Bạn ở đâu trên nấc thang của tuổi trẻ?

Những kỹ năng cực đơn giản nhưng vô cùng thiết yếu

Khóa học Tổ chức và quản lý dữ liệu báo cáo trong Excel

Khóa học Ứng dụng Dashboard Reporting trong Excel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm