Cả hai thuật ngữ “debt” và liablilities” đều là một khoản nợ. Tuy nhiên, vì sao trong tiếng Anh có hai từ khác nhau?

Dưới đây là bài viết sẽ giúp bạn phân tích sự khác biệt của hai thuật ngữ này và giúp bạn sử dụng thuật ngữ chuyên ngành chính xác trong công việc.

NỢ VAY (DEBT) ĐẾN TỪ NGHIỆP VỤ ĐI VAY

Nợ vay là số tiền đi vay và phải được trả lại. Ví dụ, số dư nợ thẻ tín dụng, khoản vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp, các khoản vay dài hạn tái đầu tư … là nợ vay (debt).

Các doanh nghiệp thường xuyên đi vay vì vay vốn là một đòn bẩy tài chính hữu hiệu nếu doanh nghiệp quản lý tốt dòng tiền vay. Do đó, toàn bộ thị trường tài chính tồn tại nhằm cung cấp tiền vay cho các doanh nghiệp. Khi một công ty hoặc Chính phủ bán trái phiếu cho nhà đầu tư, nó chỉ đơn giản là vay tiền từ họ. Khi trái phiếu đó đáo hạn, họ phải hoàn trả lại số tiền đó cho nhà đầu tư và kèm theo một khoản lãi.

NỢ PHẢI TRẢ (LIABILITY) LÀ NGHĨA VỤ

Định nghĩa về nợ phải trả rộng hơn định nghĩa về nợ vay (debt) bởi nợ phải trả thường phát sinh từ nhiều nghiệp vụ hơn nợ vay. Nợ phải trả là bất kỳ nghĩa vụ kinh tế nào, bao gồm cả nợ vay nhưng thông thường phát sinh từ những khoản phải trả ngoài nợ vay như các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên, các khoản tiền hàng phải trả cho nhà cung cấp, … Tóm gọn có thể hiểu toàn bộ những hóa đơn chưa được doanh nghiệp thanh toán là những khoản nợ phải trả.

Ngoài ra, tiền có thể đại diện cho một nghĩa vụ nợ phải trả trong trường hợp khách hàng trả tiền trước một năm cho dịch vụ thuê văn phòng. Khi công ty nhận khoản tiền trả trước của một năm dịch vụ, công ty có nghĩa vụ phải thực hiện các loại dịch vụ đó và lúc này tiền được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện – đó là khoản nợ phải trả.

TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Bảng cân đối kế toán của công ty có ba loại chính: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Phần nợ phải trả bao gồm tất cả các nghĩa vụ của công ty, trong đó có các khoản nợ vay (debts). Phần nợ phải trả thường được chia thành nợ ngắn hạn (current liabilities) và nợ dài hạn (long-term liabilities).

Nợ ngắn hạn (Current liabilities) bao gồm tất cả các khoản nợ gần đến hạn trong vòng 12 tháng, ví dụ: tiền lương của người lao động chưa được thanh toán, doanh thu chưa thực hiện và lãi tiền vay đã tích luỹ nhưng chưa được thanh toán trong vòng 1 năm trở lại.

Nợ dài hạn (Long-term liabilities) của doanh nghiệp thường gồm các khoản nợ vay (debt) như trái phiếu, thế chấp và cho vay sẽ đến hạn trên 1 năm.

NỢ LÀ XẤU? CHƯA HẲN LÀ VẬY!

Nợ vay (debt) và nợ phải trả (liability) tuy mang ý nghĩa tiêu cực nhưng bản chất không hẳn xấu.

Nợ vay cho phép doanh nghiệp có thể mua nhà đất, xe và tăng cường hoạt động, phát triển kinh doanh … khi cần thiết, thay vì phải dành khoảng thời gian rất lâu mới có thể thực hiện. Nợ vay giúp các công ty phát triển mà không cần phải bán một phần vốn sở hữu của công ty. Do fđó, vốn vay chính là một đòn bẩy tài chính hữu hiệu cho các doanh nghiệp.

Nợ phải trả cũng giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để tiếp tục tái tạo và phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, … Khi một công ty phát triển và thành công, nó có thể quản lý và vận dụng các khoản nợ phải trả một cách thông minh và hiệu quả để tiếp tục tăng trưởng thêm nữa.

—————–

Xem thêm

Khóa học ACCA MA/F2 – Kế toán Quản trị 
Khóa học ACCA FA/F3 – Kế toán Tài chính
Khóa học Ứng dụng Excel trong Xử lý dữ liệu
Khóa học Ứng dụng VBA trong Excel

Leave us a Reply