ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY LÀ GÌ?
Điện toán đám mây dựa trên Internet để cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Trước khi điện toán đám mây ra đời, các website và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường mà ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập (bất cứ ai có thể truy cập tài nguyên khi hợp lệ) mà không cần quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào (không quan trọng cấu hình nào hay vị trí nào).
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG ĐIÊN TOÁN ĐÁM MÂY
Điện toán đám mây được coi là quan trọng cho các công ty cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán vừa và nhỏ – small and medium-sized practices (SMPs) – vì nó phục vụ cho chính các khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiêp. Khách hàng ngày càng có nhiều đòi hỏi và yêu cầu cao về các công cụ cho phép họ truy cập và quản lý dữ liệu khi cần thiết và thông tin được cập nhật theo thời gian thực kịp thời. Điện toán đám mây là cách tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu này của khách hàng và các kế toán doanh nghiệp cần phải sẵn sàng để tiếp nhận công nghệ mới này. Điện toán đám mây hiện tại tuy không phải là một giải pháp hoàn hảo vì có cả lợi ích và rủi ro tiềm tàng trong việc thao tác trực tuyến. Nhưng đây là một giải pháp thay thế hữu hiệu cho các SMPs trong việc thỏa mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Lưu trữ dữ liệu được sử dụng rộng rãi dựa trên công nghệ điện toán đám mây, nhưng hiện nay cũng có nhiều mạng trực tuyến hỗ trợ khách hàng trong việc lưu trữ dữ liệu. Ứng dụng thao tác các phần hành kế toán trực tuyến và kê khai thuế là một trong những ví dụ điển hình trong việc ứng dụng điện toán đám mây, và hệ thống quản lý thực hành và quản lý các mối quan hệ của khách hàng cũng nằm trong số những gói quản lý của việc tích hợp hệ thống trực tuyến này.
Một số lợi ích cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán vừa và nhỏ (SMPs) khi sử dụng ứng dụng điện toán đám mây. Cụ thể là:
– Ứng dụng này giúp SMPs nâng cấp các dịch vụ của họ bằng cách: cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo thời gian thực kịp thời và dựa vào đó để đưa ra những tư vấn riêng cho từng đối tượng khách hàng.
– Bản chất dịch vụ mà các SMPs cung cấp cho khách hàng của họ có thể thay đổi. Các kế toán-kiểm toán viên sẽ cập nhật thông tin, số liệu và dùng các dữ liệu này để phân tích (bao gồm các chỉ số kinh doanh quan trọng hoặc các biểu đồ) tương thích với nhu cầu kinh doanh cụ thể của từng đối tượng khách hàng.
– Các SMPs cung cấp dịch vụ của mình với chi phí thấp hơn. Các chi phí hành chính cũng như chi phí hỗ trợ công nghệ thông tin sẽ được giảm tối thiểu khi thông tin trực tuyến được cập nhật thường xuyên và sao lưu dự phòng tự động. Thông qua phần mềm quản lý kế toán trực tuyến, khách hàng và nhà cung cấp có thể tự cập nhập dữ liệu trực tiếp vào hệ thống, điều này cho phép giảm thiểu thời gian đi gặp nhà cung cấp để nhờ yêu cầu họ cập nhật dữ liệu.
– Ứng dụng này nâng cao tính linh hoạt khi việc cập nhật thông tin không còn phụ thuộc vào địa điểm của khách hàng. SMPs có thể phục vụ khách hàng của họ tại bất kỳ địa điểm nào và điều này cũng cho phép một môi trường làm việc năng động và linh hoạt hơn và cách thức làm việc từ xa trở nên dễ dàng hơn.
– Ứng dụng cũng hỗ trợ các công ty nhỏ hơn tiếp cận với các dịch vụ và các công cụ trực tuyến, chẳng hạn như các công cụ phân tích khối lượng dữ liệu lớn (Big data). Ngoài ra, SMPs sử dụng các ứng dụng trực tuyến có thể sử dụng “khối các ứng dụng” (chunkification), nghĩa là chọn các đặc tính chính của một ứng dụng mà một doanh nghiệp thực sự cần và sau đó liên kết chúng với các “Chunks” khác để cung cấp các chức năng hoàn hảo nhất.
– Khi càng nhiều khách hàng sử dụng công nghệ điện toán đám mây, việc duy trì sự thay đổi này không chỉ duy trì cho SMPs một lượng khách hàng hiện tại mà còn có thêm nhiều khách hàng quốc tế cũng như các đối tác kinh doanh mới và thu hút thêm các tài năng trẻ sử dụng.
Các công ty Kế toán – Kiểm toán lớn đang tiến hành nghiên cứu về điện toán đám mây, “big data”, thay đổi công nghệ, các hình thức gian lận và tham nhũng mới và sự phát triển bền vững của công ty để nắm bắt các cơ hội, đối mặt với các thách thức đang và sẽ diễn ra. Ví dụ, KPMG đã lập các báo cáo khảo sát về điện toán đám mây, gian lận/tham nhũng/hối lộ, phát triển bền vững và báo cáo tích hợp.
-st.-
Leave us a Reply