Từ 2000 – 2005, Chuẩn mực kế toán (VAS) được ban hành và được đánh giá là bước tiến lớn trong sự nghiệp cải cách kế toán tại Việt Nam, là viên gạch đầu tiên trong quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, góp phần nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, do đã được ban hành cách đây hơn 10 năm, chưa được sửa đổi, bổ sung nên VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung chưa phù hợp với các giao dịch của kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh thị trường vốn phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều loại công cụ tài chính phức tạp. Hiện nay Việt Nam mới ban hành được 26 VAS nên còn thiếu rất nhiều chuẩn mực so với thông lệ quốc tế nên khi các doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch kinh tế thuộc nhóm các chuẩn mực này thì chưa có cơ sở pháp lý để kế toán, gây khó khăn cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Năm 2014, Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IFRS. Có thể thấy rằng việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế trong lập báo cáo tài chính giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết. Đồng thời còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, cho dù được xây dựng dựa trên IFRS nhưng VAS vẫn có nhiều điểm khác biệt với IFRS.

Để làm rõ sự khác biệt này, UniTrain chia sẻ đến bạn Tài liệu “Báo cáo Tổng hợp Sự khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)” do VACPA ban hành.

Link Download: 

Xem thêm