GIẢNG VIÊN THỜI HIỆN ĐẠI – BỐI CẢNH MỚI, THÁCH THỨC KHÔNG CÒN “NHẸ NHÀNG” NHƯ XƯA

Thời nào cũng vậy, nhà giáo luôn được xếp là một trong những nghề cao quý hàng đầu, được xã hội coi trọng và quan tâm. Nếu như ngày xưa, việc giảng dạy của thầy cô chỉ đơn giản là sự truyền thụ một chiều, gói gọn trong những khuôn mẫu, chuẩn mực cố hữu thì bây giờ, quá trình đó đã tiến bộ hơn với sự tiếp thu vô cùng chủ động từ phía người học. Họ được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin khác nhau để học hỏi, đào sâu kiến thức, và do đó việc người học phải hình thành tư duy phản biện, chọn lọc thông tin để thu nhận là điều tất yếu. Người giáo viên giờ đây phải đối mặt với áp lực thích nghi khi không chỉ thông tin, kiến thức được cập nhật và đổi mới liên tục, mà còn với những yêu cầu và đòi hỏi ngày một khắt khe từ phía người học, dù ở bất cứ môi trường hay lĩnh vực nào.

Với nhu cầu mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ của con người tăng lên không ngừng, hàng loạt những trung tâm và cá nhân hoạt động về giáo dục xuất hiện, thành lập và xây dựng thương hiệu riêng, cung cấp dịch vụ giáo dục ở nhiều lĩnh vực mới mẻ dành cho mọi đối tượng ở bất cứ ngành nghề, độ tuổi nào.

Môi trường dạy học mang tính tự do, cởi mở, khuyến khích sự sáng tạo và chủ động. Giảng viên không nhất thiết phải là người sở hữu trong tay những chứng chỉ sư phạm, học viên cũng không hẳn là những người thua kém cả về tuổi đời hay kinh nghiệm làm việc. Điều này vừa là thuận lợi, nhưng đồng thời cũng là áp lực vô hình khiến các giảng viên phải không ngừng đào sâu và mở rộng kiến thức chuyên môn, cập nhật những biến động kinh tế – xã hội để thỏa mãn các thắc mắc, đòi hỏi từ phía học viên. Lợi thế nổi bật nhất mà họ có được chính là kinh nghiệm thực tế từ công việc chuyên môn mà họ vẫn làm mỗi ngày – điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình học được thiết kế nghiêng về thực tiễn, đáp ứng yêu cầu về tính ứng dụng cao mà đối tượng người học mong muốn.

Ví dụ trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính, các giảng viên đều là những người dồi dào kinh nghiệm bước ra từ Big4 hay những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu, trải qua không ít những thử thách và khó khăn, tiếp xúc và giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc mỗi ngày. Do đó, giá trị lớn nhất mà họ có thể đem lại cho học viên chính là nguồn kinh nghiệm thực tế phong phú, điều mà không phải bất cứ hình thức giáo dục nào khác có thể có được.

Như một quy luật tất yếu của xã hội, phát triển phải luôn gắn liền với tiến bộ, đặc biệt là trong giáo dục – cái nôi đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nước – thì vấn đề cải cách phải không ngừng được thực hiện để ngày một nâng cao chất lượng. “Muốn trò giỏi thì thầy phải hay”, đây là chân lý không thể chối cãi, và với bối cảnh của thời đại nay, người làm thầy phải không ngừng hoàn thiện mình ở mọi phương diện để đáp ứng yêu cầu thực tế, nâng tầm chữ “hay” xứng đáng với kỳ vọng của xã hội, với thiên chức cao quý của “người đưa đò” tận tụy vì thế hệ tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Thêm và Xóa phần tử trong Numpy

NumPy là thư viện Python phổ biến dùng để xử lý dữ liệu dạng mảng nhiều chiều và thực hiện tính toán khoa học. Việc thêm hoặc xóa phần tử trong

Xem thêm
[RECAP] Cuộc thi học thuật Tiếng Anh chuyên ngành AKKOLOGY 2025 – CLB Kế toán – Kiểm toán (A2C) – Trường Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH)

Ngày 15/04/2025, Chung kết cuộc thi AKKOLOGY 2025 – sân chơi học thuật tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán do CLB A2C thuộc Trường Đại học Kinh tế

Xem thêm
[RECAP] Workshop Online: Power BI – Data to Strategy

Biến dữ liệu thành chiến lược – Kỹ năng không thể thiếu trong thời đại số.  Vào chiều ngày 19/04/2025, UniTrain đã tổ chức thành công buổi Workshop Online: Power BI

Xem thêm
Phím tắt Excel giúp tiết kiệm 90% thời gian nhập liệu

Trong quá trình xử lý dữ liệu bằng Excel, việc sử dụng các phím tắt không chỉ giúp tối ưu tốc độ làm việc mà còn tăng tính chính xác. Bài

Xem thêm