Học hiệu quả bằng phương pháp ghi chú Cornell

Ghi chú rất quan trọng đối với việc học, đặc biệt là khi nhiều khóa học hoặc giáo trình có xu hướng cung cấp danh sách các ý tưởng và khái niệm gạch đầu dòng thụ động. Phương pháp này không chỉ khiến bạn hứng thú hơn với việc ghi chép, mà các kiến thức từ bài giảng cũng sẽ được sắp xếp gọn gàng, logic, nhờ đó chúng được nhớ lâu hơn, đặc biệt giúp bạn chuẩn bị cho các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận.
Một phương pháp để học hiệu quả được Đại học hàng đầu thế giới đề xuất là Phương pháp ghi chép Cornell. Phương pháp này được giới thiệu bởi GS Walter Pauk thuộc Đại học Cornell từ những năm 1950 và nhanh chóng được các sinh viên trong trường cũng như các bạn trẻ “ưa dùng” phổ biến.

Cornel Take Notes 1

Một trang giấy sẽ được chia thành 3 phần: Cột bên phải lớn nhất ghi nội dung, cột nhỏ hơn bên trái ghi câu hỏi và keywords, phần nhỏ phía cuối trang để ghi tóm tắt bài học.
– Bắt đầu ghi chú với các câu hỏi bên tay trái khi bạn đọc tài liệu trước tại nhà
   Câu hỏi/Từ khóa: Dành ¼ trang phía bên trái để ghi các từ quan trọng, các từ khóa, các sự kiện (có thể
   kèm theo thời gian) và thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào?
– Sau khi một bài giảng, bài thuyết trình hoặc phiên đọc, hãy chủ động hoàn thành ghi chú của bạn bằng cách
   trả lời câu trả lời cho các câu hỏi.

   Ghi chép: Dành ¾ trang phía bên phải để ghi phần phát triển ý chi tiết từ các từ khóa, diễn giải mở rộng ý

   chính, thường trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Làm sao?
– Liên kết các khái niệm và ý tưởng trong ghi chú mới của bạn với kiến thức trước đây của bạn.
– Viết ra bất kỳ hoạt động tiếp theo vào phần cuối trang giấy. Ví dụ: Tóm tắt để liệt kê các điểm chính của bài học.

   Tóm tắt: Một khoảng nhỏ phía dưới mỗi trang là nơi dành cho bạn tóm tắt những ý chính liên quan đến toàn bộ những nội dung vừa ghi chép trong trang đó.

Cornel Take Notes 2 (1) (1)

Theo phương pháp Cornell, bản ghi chép của bạn cần đảm bảo 6R:

– Record: Các thông tin được ghi chép đầy đủ;
– Reduce: Các thông tin đã được ghi chép tóm lược theo ý;
– Recite: Dùng bản ghi chép để trình bày lại được;
– Reflect: Dùng bản ghi chép có thể đặt được câu hỏi cho người trình bày hoặc nêu được ý kiến của bản thân;
– Review: Bản ghi chép đã được xem lại;
– Recapitulate: Bản ghi chép đã được tóm tắt lại.

UniTrain chúc các bạn ứng dụng thành công phương pháp ghi chú Cornell vào việc học!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Phím tắt Excel giúp tiết kiệm 90% thời gian nhập liệu

Trong quá trình xử lý dữ liệu bằng Excel, việc sử dụng các phím tắt không chỉ giúp tối ưu tốc độ làm việc mà còn tăng tính chính xác. Bài

Xem thêm
Ứng dụng hàm TEXTJOIN nâng cao trong Excel

1. Giới thiệu hàm TEXTJOIN và IF  Hàm TEXTJOIN trong Excel giúp nối các giá trị từ một phạm vi hoặc danh sách các ô, sử dụng dấu phân cách tùy

Xem thêm
30 tháng Tư rực rỡ, 01 tháng Năm ưu đãi bất ngờ

Mừng 50 năm thống nhất Đất nước, UniTrain ưu đãi đến 2.500.000 VNĐ trên học phí gốc cho học viên đăng ký các khóa combo. Hình thức online: 🔸Giảm 1.400.000đ trên học

Xem thêm
Nối các mảng dữ liệu trong Python

Trong quá trình xử lý dữ liệu với pandas, việc kết hợp nhiều bảng dữ liệu là thao tác rất phổ biến. Hàm concat() chính là công cụ mạnh mẽ giúp

Xem thêm