IFRS là gì?

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính.

Lợi ích chung của việc áp dụng IFRS

Việc áp dụng IFRS làm tăng tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả cho các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Đồng thời, IFRS cũng vun đắp lòng tin, sự tăng trưởng và sự ổn định tài chính dài lâu trong nền kinh tế toàn cầu.

Sự phát triển của IFRS trên toàn cầu

Trong 10 năm gần đây, IFRS đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới và đang phát triển nhanh chóng.

Đến 2016, đã có 116 quốc gia áp dụng IFRS trong đó gần 100 quốc gia áp dụng nguyên mẫu mà không có bất cứ sự sửa đổi, bổ sung nào. So với 10 năm trước đây, IFRS đã phủ hầu hết các châu lục ngoại trừ USA sử dụng USGAAP (về cơ bản khá gần với IFRS) và một vài khu vực kém phát triển. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc tế (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp và nâng cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính; bảo vệ công chúng khỏi những rủi ro trong việc ra quyết định kinh tế. Các báo cáo tài chính lập theo IFRS được cộng đồng quốc tế thừa nhận, là một trong các tiêu chí để được công nhận nền kinh tế thị trường. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để tiếp cận thị trường vốn quốc tế, thu hút nguồn đầu tư FDI, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư trong nước đồng thời giảm bớt chi phí vốn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong điều kiện còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ quản lý Nhà nước ở Viêt Nam, việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, thị trường tài chính và thị trường vốn chưa phát triển mạnh, thị trường hoạt động đang trong quá trình phát triển, gây khó khăn cho việc xác định FV, căn cứ ghi nhận M2M chưa đầy đủ. Sự ảnh hưởng của khối SOE đến nền kinh tế còn nặng nề cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó áp dụng IFRS hơn.

Thứ hai, IFRS phù hợp với các nước phát triển hơn là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, nội dung thay đổi nhanh chóng khó thích nghi. Với trình độ lao động tại Việt Nam hiện nay, số lượng kế toán viên được đào tạo IFRS chưa nhiều, chất lượng chưa cao, thiếu chuyên gia đào tạo,..việc bắt kịp những thay đổi của IFRS sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Trước những cơ hội và thách thức mà IFRS đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay, Việt Nam cần có lộ trình áp dụng phù hợp từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế để việc triển khai áp dụng IFRS tại nước ta diễn ra đúng lộ trình và mục tiêu đã đặt ra.

————–

Xem thêm

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam đến 2025

Khóa học Kế toán tài chính theo IFRS – ACCA F3

Leave us a Reply