77% nhà tuyển dụng đánh giá mức độ tiềm năng của ứng viên dựa trên những kỹ năng ứng viên đó sở hữu bên cạnh kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn không chỉ có tinh thần trách nhiệm cao mà còn là một người linh hoạt, khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề nhanh chóng, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên tuyển dụng bạn. Nhưng liệt kê tất cả, liệu có là giải pháp tốt? Nên dẫn dắt và trình bày phần kỹ năng trong CV như thế nào để nhà tuyển dụng thật sự bị thu hút? Bài viết này sẽ là lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn.

 

10 kỹ năng phổ biến được các nhà tuyển dụng quan tâm

 

1. Hãy tìm hiểu công việc thật kỹ

Trước khi viết phần kỹ năng trong CV, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về công việc bạn ứng tuyển. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ bạn sẽ làm gì ở vị trí đó, để hoàn thành công việc và có thể phát triển hơn nữa, bạn cần có những kỹ năng nào.

Giả sử bạn nộp cho các vị trí đa nhiệm như Quản trị viên tập sự (Management Trainee), tốt nhất hãy tìm hiểu thật kỹ về công việc bạn sắp apply, xem các video clip trên internet. Chắc chắn trong đó có nhắc đến những kỹ năng cần thiết, sau đó bạn sẽ tự cân nhắc mình có những kỹ năng nào.

 

2. Chỉ nên đưa vào những kỹ năng liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển

Đừng liệt kê tất cả những kỹ năng bạn có vào CV. Những kỹ năng không liên quan đến vị trí công việc bạn ứng tuyển khiến CV của bạn không thông nhất. Điều đó có thể sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy chỉ đưa vào CV những kỹ năng liên quan trực tiếp hoặc hỗ trợ cho công việc bạn đang ứng tuyển 

 

Ví dụ: nếu bạn ứng tuyển vị trí Marketing, hãy đưa vào những kỹ năng như Giao tiếp (Communication), Làm việc nhóm (Teamwork), Lãnh đạo (Leadership), Thuyết trình (Presentation), Sáng tạo (Creative thinking)…Nếu như công việc của bạn liên quan nhiều đến số liệu hay mô hình (các ngành tài chính, kế-kiểm, xử lý số liệu), hãy đưa vào các kỹ năng: Tư duy (Logical thinking, Detailed thinking), Mathematics (kỹ năng toán học), Làm việc nhóm (Teamwork)…

 

3. Minh chứng kỹ năng bằng kết quả công việc.

Những câu mô tả ngắn gọn về kỹ năng không hề có chút tác dụng nào tới quyết định của nhà tuyển dụng. Họ muốn nhìn thấy những kỹ năng của bạn qua các tình huống cụ thể. Nhà tuyển dụng sẽ công nhận một kỹ năng nào đó khi bạn thể hiện được mình đã vận dụng nó ra sao và đạt được kết quả gì.

Hãy cho họ một ví dụ về cách bạn làm việc nhóm để hoàn thành một mục tiêu cụ thể, cung cấp ví dụ về một tình huống áp lực cao mà bạn vượt qua một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các từ như: đạt được, cải tiến, huấn luyện, quản lý, giải quyết, tình nguyện, ảnh hưởng, tăng năng suất, giảm chi phí, đề xuất ý tưởng, đàm phán/thương thuyết, tăng doanh thu, quản lý chi phí hiệu quả…để làm những điều tưởng chừng như vô hình trở thành một minh chứng rõ ràng và nổi bật cho những gì bạn đã đạt được. Chính những minh chứng này sẽ là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng so với hàng loạt ứng viên khác.

 

Xem thêm: 

Khóa học Kỹ năng chuẩn bị CV và phỏng vấn

Bí quyết để có những câu trả lời phỏng vấn thông minh nhất

 

Leave us a Reply