1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Đây là một kỹ năng rất quan trọng. Nhiều bằng chứng cho thấy, những ứng viên thể hiện được mình có kỹ năng giao tiếp tốt có cơ hội được chọn cao hơn ứng viên khác. Do đó, hãy thể hiện kỹ năng này nhiều nhất có thể trong CV của bạn.
Hình thức, mức độ kỹ năng này phụ thuộc vào công việc bạn đang tìm kiếm. Kỹ năng giao tiếp có thể liên quan đến:
– Các thành viên trong nhóm của bạn.
– Các nhóm khác trong cùng một tổ chức.
– Các tỏ chức khác trong cộng đồng.
– Những khách hàng cao cấp, có tầm ảnh hưởng lớn.
– Luật sư.
– Cấp trên của bạn.
Những tình huống và đối tượng giao tiếp khác nhau đòi hỏi cách giao tiếp khác nhau. Hãy nhìn vào vị trí tuyển dụng và cố gắng nhận biết những đối tượng bạn sẽ tiếp xúc nhiều nhất khi làm việc.
Một số câu hỏi giúp bạn tự đánh giá khả năng giao tiếp của mình.
– Bạn có thể nói tiếng Anh chuẩn không?
– Bạn có thể viết rõ ràng, mạch lạc không?
– Bạn có thể hiểu hầu hết những gì người khác nói không?
– Bạn có thể giải thích các vấn đề rắc rối một cách trôi chảy không?
– Bạn đã thể hiện những khả năng này trong CV của mình như thế nào?
– Bạn có thể thể hiện khả năng của mình thông qua quá trình làm việc trước đó.
Ví dụ, vượt qua một bài kiểm tra đánh máy nghĩa là bạn có thể viết đúng chính tả và khả năng tốc ký tốt. Làm tốt công việc của người trực điện thoại hay nhân viên bán hàng nghĩa là bạn có khả năng giao tiếp hiệu quả, có kinh nghiệm giới thiệu sản phẩm với khách hàng. Nói lưu loát trước đám đông cũng góp phần giúp bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình.
2. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Đây là kỹ năng giúp bạn có thể làm việc thoải mái và hiệu quả khi ở cùng nhóm với những người khác. Bạn cảm thấy vui vẻ khi làm việc tập thể, chia sẻ thông tin, giúp đỡ các thành viên khác khi họ gặp phải vấn đề tranh cãi.
Làm việc nhóm là kỹ năng được yêu cầu ở hầu hết các công việc. như một quy tắc chung, hoặc bạn phải phù hợp với người khác, hoặc bạn bị coi là ích kỷ và khó hòa hợp. Trong CV của mình, tốt hơn bạn nên lấy ví dụ cho khả năng làm việc nhóm của mình. Nếu bạn không nghĩ ra, ví dụ từ một số sở thích cá nhân vẫn được chấp nhận.
3. KỸ NĂNG TẬP TRUNG VÀO CHI TIẾT
Thực tế, có nhiều công việc cần kỹ năng này. Bạn đừng nghĩ kỹ năng này không có trong bảng miêu tả công việc mà đánh giá thấp vai trò của nó.
Nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng này qua đâu?
CV xuất hiện lỗi chính tả, viết sai ngữ pháp và những câu tối nghĩa. Chỉ cần một lỗi nhỏ cũng làm giảm cơ hội được chọn từ 30% – 40%. Nếu chỉ vì một lỗi nhỏ mà bạn mất đi nửa cơ hội phỏng vấn, như vậy có đáng không?
4. TÍNH NĂNG ĐỘNG
Chắc chắn không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển nhân viên ù lỳ, chậm chạp, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ, tốn hàng đống thời gian cho những việc đơn giản nhất, không ngừng kêu ca anh ta làm quá nhiều việc.
Ngược lại, nhà tuyển dụng muốn tuyển một người nhanh nhẹn, thích nghi nhanh công việc, không phàn nàn và luôn tích cực tìm giải pháp cho vấn đề.
Vì vậy, bạn hãy luôn luôn thể hiện SỰ TÍCH CỰC trong CV.
5. SÁNG TẠO
Không ai dạy bạn cách sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy nên kỹ năng sáng tạo trong công việc là do chính bản thân bạn nắm bắt và khơi nguồn. Một công việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách rập khuôn chỉ mang lại cho bạn kết quả như những lần trước. Hãy thử tìm cách khác để thực hiện công việc đó nhanh hơn, sáng tạo hơn và cho kết quả tốt hơn.
6. CHỊU ÁP LỰC CAO
Dù làm việc lĩnh vực nào, cũng có lúc bạn phải đối mặt với áp lực công việc. Do đó, trang bị kỹ năng kiểm soát áp lực là rất cần thiết.
Điều nhà tuyển dụng cần là bạn có thể vượt qua những thách thức trong việc và sẵn sàng làm việc tích cực hơn để hoàn thành công việc đúng thời gian và tiến độ.
7. KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO
Không có một định nghĩa chính xác thế nào là nhà lãnh đạo tốt.
Nếu có thể, bạn nên thể hiện bạn từng có kinh nghiệm quản lý một nhóm người khá hiệu quả. Ví dụ bạn đã ở vị trí lãnh đạo thời gian dài (nếu bạn không có khả năng làm sao bạn có thể làm lâu đến vậy). Hay những người dưới quyền bạn đạt thành tích xuất sắc (đây có lẽ là điều nhà tuyển dụng tìm kiếm nhất).
Khi bạn được chọn làm người đứng đầu, nghĩa là bạn giành được lòng tin của người khác. Đây là điều nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên.
BẠN CÓ PHẨM CHẤT NÀO?
Nhiều kỹ năng như vậy, làm sao bạn tự biết bản thân mình đạt được phẩm chất nào?
Sau đây là một số câu hỏi để bạn tự đánh giá bạn sở hữu phẩm chất nào:
– Bạn có thường nắm bắt đúng chi tiết hay không, hay bạn cảm thấy khó chịu khi làm việc với những chi tiết tỉ mỉ?
– Bạn muốn làm việc theo nhóm hay làm việc một mình?
– Bạn muốn lãnh đạo người khác, hay chỉ là một thành viên trong nhóm?
– Bạn có thói quen đúng giờ không?
– Bạn là người hướng ngoại, thích gặp gỡ mọi người, hay là người hướng nội, chỉ thích tiếp xúc với bạn bè thân thiết?
– Bạn có thường vui vẻ, lạc quan hay dễ suy sụp?
– Khi mọi người yêu cầu quá nhiều ở bạn, bạn có giữ được bình tĩnh không, hay thường nổi nóng?
Hãy tự mình đặt ra các câu hỏi và trả lời. Bởi nhà tuyển dụng thường dùng dạng câu hỏi thế này để xem xét phẩm chất ứng viên.
Với các câu hỏi trên, bạn có thể trả lời ngay “có” hoặc “không”. Nhưng đôi lúc bạn “đôi lúc có, đôi lúc không” tùy vào trường hợp khác nhau. Điều quan trọng là khi nhà tuyển dụng yêu cầu những phẩm chất này thì bạn hãy thể hiện bản thân càng nhiều càng tốt.
Xem thêm