Hiện nay, chúng ta đã có khá nhiều bài viết tổng quan về Business Intelligence. Và nhiều cầu hỏi đặt ra “Hệ thống Business Intelligence mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?”. Bài viết này sẽ trả lời cụ thể câu hỏi này cho bạn.
LỢI ÍCH CHUNG
– Cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng, kịp thời. Bằng các giao diện trực quan, bảng điện tử (Dashboard) theo từng vai trò trong công ty, người dùng có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chính xác.
– Tăng tính toàn vẹn của dữ liệu, cho phép ra quyết định dựa trên phân tích và tổng hợp dữ liệu, tăng khả năng điều hành công ty. Thông qua quản lý dữ liệu tập trung tại kho dữ liệu, BI cung cấp thông tin nhất quán và kiểm soát thông tin bằng việc cung cấp kết quả đáng tin cậy và dễ dàng truy ngược lại dữ liệu nguồn. Điều này giúp giảm thiểu các công việc lặp đi lặp lại thường thấy trong mọi tổ chức khi phê chuẩn trên báo cáo hoặc kết quả làm ra đúng hay sai.Ngoài ra, BI còn cung cấp khả năng khai thác dữ liệu nhiều chiều thông qua môi trường làm việc quen thuộc là Microsoft EXCEL.
– Khả năng mở rộng và tự tạo cách thức truy cập thông tin: BI cung cấp cho người dùng khả năng thực hiện theo mọi yêu cầu thông tin của mọi cấp độ người dùng, bao gồm các cấp lãnh đạo xem thông tin trên các bảng điện tử, các lãnh đạo cấp trung muốn xem hoặc tự xây dựng báo cáo phân tích trên WEB, trên EXCEL, …., người phân tích tài chính, phân tích thị trường muốn có khả năng khai phá dữ liệu sâu hơn.
– Ngoài ra BI còn Chứa các tiêu chí đánh giá được định nghĩa sẵn (Key Performance Indicators – KPIs) với các thiết lập mục tiêu và khả năng cảnh báo tự động.
LỢI ÍCH PHÒNG BAN
– Truy nguyên các khoản đầu tư trong toàn doanh nghiệp.
– Theo dõi luồng tiền, vị trí và toàn mạng lưới từ một địa điểm thông qua trình duyệt Web.
– Quản lý dự án với các dữ liệu quan trọng về chi phí, doanh thu, ngân sách và lợi nhuận.
– Hệ thống cho phép doanh nghiệp liên tục tăng khả năng xử lý giao dịch trong công việc với các báo cáo và biểu đồ phân tích thông minh.
– Người điều hành có thể thấy toàn bộ các hoạt động tài chính quan trọng trong doanh nghiệp. Hệ thống cung cấp tập hợp các thông tin quan trọng, đáng tin cậy và được cập nhật hàng ngày cho nhu cầu báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn đánh giá được báo cáo bao gồm doanh thu, chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, lợi nhuận, lĩnh vực doanh thu cao nhất và lĩnh vực chi phí cao nhất.Khả năng truy cập tức thời các thông tin này cung cấp cho người quản lý tầm nhìn để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và có những hành động cần thiết nhằm tác động các kết quả tài chính từ trước tới kết thúc kỳ kế toán.
– Tạo tăng trưởng bền vững, liên tục
– Hợp nhất các quy trình trong quản trị Cung ứng
– Đánh giá chính sức mức độ hài lòng/mức độ phục vụ nhu cầu khách hàng
– Tối đa hóa giá trị lượng hàng tồn kho
– Xác định chính xác mức tăng trưởng cận biên (Margin Growth) và các cơ hội kinh doanh (Sales Opportunities)
– Nâng cao năng suất và hiệu suất sản xuất
– Người quản trị có thể nắm bắt toàn bộ hoạt động Cung ứng và Đặt hàng diễn ra hàng ngày cũng như các hoạt động của doanh nghiệp. Thông tin quản trị luôn được cập nhật liên tục, thường xuyên, dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào và hoàn toàn có thể chia sẻ cho toàn doanh nghiệp.
Quản trị Mua hàng và Theo dõi Chi phí
– Hợp nhất số liệu chi phí ở tất cả các phòng ban trên một hệ thống chung và duy nhất. Có ngay được những tính toán chính xác. – Xây dựng những chiến lược mua hàng trên toàn doanh nghiệp.
– Tính toán được các khả năng các khoản tiết kiệm tối đa.
– Xác định được các giao dịch mua không đúng quy định. Xác định các mua bán không theo hợp đồng.
– Kiểm soát được chất lượng các nhà cung cấp.
– Phân tích chi phí, chất lượng và khả năng cung ứng của các nhà cung cấp. Xác định được các đối tác giao thương đáng tin cậy và hiệu quả nhất.