Mô hình O.C.E.A.N là gì?

Các nhà khoa học tin rằng ai cũng có năm yếu tố tính cách của mô hình này, đó chính là : hướng ngoại (extraversion), tận tâm (conscientiousness), dễ chịu (agreeableness), sẵn sàng trải nghiệm (openness to experience) và neuroticism (tâm lý bất ổn).

Năm mặt tính cách trong mô hình:

Các đặc điểm của mô hình 5 tính cách:

Mỗi yếu tố của mô hình tính cách sẽ tượng trưng cho một nhóm bao gồm nhiều loại hành vi ứng xử. Các chuyên gia nhân sự thường sử dụng mô hình tính cách này để hỗ trợ cho quá trình phát triển của nhân viên.

1. Sự cởi mở (openness to experience)

Đặc điểm của tính cách này là tập trung vào trí tưởng tượng và sự hiểu biết sâu sắc. Những người có đặc điểm trên thường có khuynh hướng ham học hỏi, hay tò mò về mọi thứ xung quanh họ. Họ thực sự sáng tạo, luôn sẵn sàng để học những điều mới lạ và tập trung vượt qua các thử thách.

Những người đạt điểm số cao trong đặc điểm này thường có khuynh hướng khám phá và sáng tạo, trái lại những người có chỉ số thấp thường có khuynh hướng làm việc theo lối truyền thống và thường né tránh tiếp thu các ý tưởng mới.

2. Sự tận tâm (conscientiousness)

Đặc điểm này thường được miêu tả bởi các cụm từ như chu đáo, biết kiểm soát nóng giận và có mục tiêu rõ ràng. Nếu bạn là một người tận tâm, bạn thường chu đáo, chú ý đến tiểu tiết, chuẩn bị kỹ càng, ưu tiên cho những nhiệm vụ mà theo bạn là quan trọng và hứng thú với lịch biểu riêng.

Trái lại, các cá nhân có sự tận tâm thấp thường không thích tuân theo các khuôn mẫu và lịch trình, họ không quan tâm về mọi thứ, có phần cẩu thả và hơi bừa bãi.

3. Sự hướng ngoại (extraversion) 

Khi nhắc đến hướng ngoại, chúng ta thường nghĩ đến những yếu tố như sự hứng khởi, hòa đồng, thích nói, quyết đoán và thể hiện nhiều cảm xúc.

Là một người hướng ngoại thực sự thì người đó rất thoải mái và tràn đầy năng lượng khi tham gia các hoạt đông xã hội, thích thú khi là trung tâm của sự chú ý, là người bắt đầu cuộc hội thoại và cảm thấy năng động khi ở xung quanh mọi người.

Trái lạ, những người hướng nội thường tránh xa những nơi đông đúc, cảm thấy kiệt sức khi phải giao tiếp quá nhiều, họ gặp khó khăn khi bắt đầu cuộc hộị thoại và thường suy nghĩ cẩn thận mọi thứ trước khi nói chuyện.

4. Sự dễ chịu (agreeableness)

Sự tin tưởng, lòng vị tha, tốt bụng, cảm thông là những tính cách cơ bản của sự dễ chịu. Nói cách khác, đó là đặc tính đo lường sự hòa hợp với người khác như thế nào. Bạn có ân cần, tốt bụng và cô gắng để hòa thuận hay không?

Những người có tính cách này thường thân thiện, hợp tác và nhiệt huyết. Nhưng những người không phải là người dễ chịu thì họ thường khó gần và rất ít quan tâm đến vấn đề của người khác.

5. Sự nhạy cảm (neuroticism)

Còn được biết đến như một thước đo của sự ổn định cảm xúc (Emotional Stability). Những người nhạy cảm có khuynh hướng buồn bã, ủ rũ và cảm xúc không ổn định. Những người có chỉ số cao về tính cách này thường trải qua cảm xúc không ổn định và các cảm xúc tiêu cực.

Mục đích của việc đánh giá 5 tính cách

1. Cho công việc: Điểm số đo lường cảm xúc (OCEAN score) thường dùng để xác định nhiệm vụ phù hợp với bạn nhất. Cụ thể như nếu vị trí công việc hiện tại của bạn có quá nhiều áp lực, bạn có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng và một trong những nguyên nhân có thể là bạn không phù hợp với công việc hiện tại.

2. Cho tuyển dụng: Nhà tuyển dụng sử dụng bài kiểm tra để giúp xác định ứng viên có phù hợp với vị trí và văn hóa của tổ chức hay không.

Theo tâm lý học tính cách thì có thể phân tích tính cách con người dưới sáu mô hình: bẩm sinh, sinh lý (di truyền), nội tâm lý (intrapsychic), nhận thức-trải nghiệm, xã hội và văn hóa, cuối cùng là thích ứng. Nghĩa là tính cách con người có thể sinh ra đã thế, di truyền từ cha mẹ và thay đổi tùy theo môi trường và trải nghiệm của họ. Với những bài trắc nghiệm tính cách khác, ví dụ như MBTI, mặc dù nó được dùng rộng rãi nhưng nó hơi cứng nhắc trong việc đóng đinh/ dán nhãn một loại tính cách con người mà bỏ qua yếu tố tính cách có thể thay đổi theo thời gian và môi trường. Và vì thế MBTI không có độ tin cậy cao.

Bài kiểm tra ví dụ:

Lưu ý là bài này chỉ mang tính ví dụ cho bài viết trên. Đây là một bài kiểm tra ngắn tầm 49 câu. Bạn có thể làm bài kiểm tra thật tại đây

Bài kiểm tra chấm theo thang điểm từ 1-5.

– Tuyệt đối không chính xác – 1

– Không chính xác – 2

– Trung lập – 3

– Đồng ý – 4

– Rất đồng ý – 5

Các câu hỏi:

  1. Lượng từ vựng của tôi rất nhiều.
  2. Tôi thích ngăn nắp.
  3. Tôi rất dễ buồn.
  4. Cảm xúc tôi thay đổi thường xuyên.
  5. Tôi là sức sống của bữa tiệc.
  6. Tôi cảm thấy thoải mái khi ở gần mọi người.
  7. Tôi tràn đầy những ý tưởng.
  8. Tôi không thích nói nhiều (R).
  9. Tôi không có trí tưởng tượng tốt (R)
  10. Tôi không có ý định nói chuyện khi ở trong một đám đông (R).
  11. Tôi lúc nào cũng chuẩn bị trước.
  12. Tôi có trí tưởng tượng sinh động
  13. Tôi nghĩ rất nhiều trước khi nói (R).
  14. Tôi dành thời gian cho những người khác.
  15. Tôi lo đủ chuyện.
  16. Tôi phấn khích với công việc của mình
  17. Tôi thật sự không có hứng với người khác (R).
  18. Tôi làm mọi thứ lộn xộn lên (R).
  19. Tôi rất dễ bị stress.
  20. Tôi trốn tránh trách nhiệm của mình (R).
  21. Tôi dùng những từ khó (những từ có dùng nhiều trong văn học hơn là văn nói)
  22. Tôi chẳng phiền việc mình là trung tâm của sự chú ý
  23. Tôi lo âu nhiều hơn những người khác.
  24. Tôi bắt đầu cuộc nói chuyện trước.
  25. Tôi nói chuyện với rất nhiều người khác nhau ở các buổi tiệc.
  26. Tôi lăng mạ người khác (R).
  27. Tôi gặp khó khăn trong việc hiểu được những ý tưởng trừu tượng (R).
  28. Tôi không có hứng với những vấn đề của người khác (R).
  29. Tôi rất dễ bị phân tâm.
  30. Tôi có những ý tưởng tuyệt vời.
  31. Tôi rất có hứng thú với mọi người.
  32. Tôi chú ý đến từng chi tiết nhỏ.
  33. Tôi có trái tim mềm mỏng.
  34. Tôi thường quên đặt mọi thứ về chỗ cũ (R).
  35. Tôi cảm nhận cảm xúc của người khác.
  36. Tôi khiến người khác cảm thấy thoải mái.
  37. Tôi luôn hoàn thành những công việc vặt trong nhà ngay lập tức.
  38. Tôi rất ít quan tâm đến người khác (R).
  39. Tôi dễ dàng hiểu được mọi thứ.
  40. Tôi thông cảm với cảm xúc của người khác.
  41. Tâm trạng/cảm giác/khí sắc tôi thay đổi rất nhiều.
  42. Tôi rất dễ bực dọc.
  43. Tôi không thích kéo sự chú ý về mình (R).
  44. Tôi luôn làm theo thời gian biểu của mình.
  45. Tôi không thích những thứ trừu tượng (R).
  46. Tôi quăng đồ mình khắp nơi (R).
  47. Tôi rất im lặng khi ở gần người lạ (R).
  48. Đa phần thời gian tôi thường thoải mái (R).
  49. Tôi ít khi nào cảm thấy buồn (R).

Chấm điểm

Những câu đánh dấu (R) nghĩa là bạn chấm điểm ngược. Ví dụ bạn cho mình câu 49 được 1 đ thì đổi lại thành 5 điểm, 2 điểm đổi thành 4 điểm, 5 điểm đổi thành 1 điểm…

Sẵn sàng trải nghiệm: câu số 1, 7, 9, 12, 21, 27, 30, 39, 46.

Điểm tối đa: 45

Tận tâm: câu số 2, 11, 16, 18, 20, 32, 34, 37, 44, 47.

Điểm tối đa: 50

Hướng ngoại: câu số 5, 6, 8, 10, 13, 22, 24, 25, 43, 48.

Điểm tối đa: 50

Dễ chịu: câu số 14, 17, 26, 28, 31, 33, 35, 36, 38, 41.

Điểm tối đa: 50

Tâm lý bất ổn: câu số 3, 4, 15, 19, 23, 29, 41, 42, 48, 49.

<UniTrain sưu tầm và tổng hợp>

Leave us a Reply