Bên cạnh kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ là một nghề cũng không kém phần sôi động và thu hút nhiều nguồn lực trong những năm gần đây. Cùng UniTrain tìm hiểu về nghề nghiệp này nhé!
VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ LÀ GÌ?
Bắt nguồn từ thế kỷ 13, nghề kiểm toán nội bộ (KTNB) ban đầu chỉ chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính và tập trung vào công tác kiểm tra kế toán, thông tin tài chính của công ty. Tuy nhiên, vai trò của KTNB hiện đại đã được mở rộng, bao gồm công tác kiểm toán tính hiệu quả và tính tuân thủ của mọi hoạt động cũng như tư vấn hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
Là người “bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp”, KTNB giữ vai trò “quan sát viên độc lập” nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế công ty. KTNB là người “giám sát, bảo trì, nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ” trong vai trò đảm bảo hiệu quả kinh doanh và xây dựng các thủ tục kiểm soát cần thiết. Là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý doanh nghiệp, KTNB đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Nhờ đó, ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn mọi khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát của họ.
Thực tiễn trên thế giới cho thấy, trong các công ty có bộ phận KTNB, thường khả năng gian lận thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn. Và do vậy, kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) phải làm nhiệm vụ của nhà tư vấn kiểm soát và kiểm toán hoạt động; kiểm toán tuân thủ pháp luật, nội quy và chính sách điều hành; kiểm tra kế toán và tài chính.
KTVNB là một dạng đặc biệt của nghề kiểm toán (bên cạnh kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước), mà “khách hàng” duy nhất là chính công ty mình đang làm việc.
So sánh kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
Kiểm toán nội bộ | Kiểm toán độc lập |
· Là một bộ phận nội bộ của doanh nghiệp.
· Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên. · Phạm vi kiểm toán bao gồm cả yếu tố tài chính, phi tài chính, các quy trình hoạt động. · Hướng đến các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. · Ngăn ngừa gian lận trong tổ chức. |
· Độc lập với tổ chức được kiểm toán.
· Chỉ cho ý kiến trên báo cáo tài chính định kỳ. · Chủ yếu tập trung vào các dữ liệu quá khứ. |
CƠ HỘI THĂNG TIẾN CỦA KTVNB
Do được tiếp cận với tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức để thực hiện chức năng kiểm tra, phân tích, đánh giá và tư vấn, nên KTVNB có được vị thế mà nhân viên ở những bộ phận khác trong tổ chức không có được. Vì thế, khi hoạt động KTNB ngày càng hoàn thiện và phát triển thì phòng KTNB chính là một môi trường thực hành lý tưởng để đào tạo các giám đốc công ty trong tương lai. Thực tế chứng minh, nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đã sử dụng phòng KTNB như là nơi ướt mầm và rèn luyện các tài năng lãnh đạo của mình.
KTVNB là một nghề đòi hỏi kỹ năng và đạo đức rất cao. Vì thế chỉ khi người làm KTNB có đủ tính chuyên nghiệp và chứng nhận đào tạo bài bản, có thâm niên thực tế thì năng lực và danh hiệu mới được công nhận. Hiện Việt Nam chưa có tổ chức nghề nghiệp dành cho KTVNB nhưng trên thế giới Viện KTNB (IIA) đã hình thành từ năm 1941. Tổ chức này có trụ sở chính tại Hoa Kỳ và hơn 190.000 hội viên trên toàn cầu.
CÁC TỐ CHẤT GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ KTNB
- Thông minh, nhạy bén nhưng cũng phải kiên nhẫn, cẩn thận;
- Thận trọng nhưng quyết đoán, có óc phân tích và phê phán;
- Đam mê nghề nghiệp, đặc biệt là thích khám phá rủi ro, sai sót, gian lận;
- Có kỹ năng giao tiếp và khai thác thông tin tốt.
Dù không có những tiêu chuẩn ngành về yêu cầu trình độ nghề nghiệp của một KTVNB. Nhưng thực tế cho thấy, các KTVNB chuyên nghiệp thường xuất thân từ các công ty kiểm toán độc lập, có bằng cử nhân tài chính hay quản trị và các chứng chỉ chuyên nghiệp như CIA, ACCA.
Bộ Tài chính sắp tới sẽ có những hướng dẫn theo chuẩn quốc tế về KTNB đối với các công ty niêm yết (trước năm 2016 chỉ khuyến khích DN lập ban KTNB đối với những công ty niêm yết, những công ty có trên 51% vốn Nhà nước trên sàn UpCOM ) và có thể yêu cầu về KTNB là bắt buộc. Điều này sẽ tạo nên nhiều cơ hội hơn cho những người làm công việc kiểm toán. Ngoài ra, trong bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài như hiện nay tại Việt Nam, việc phải kèm theo những quy định chặt chẽ hơn về tính minh bạch, chính xác trong quản lý điều hành DN… cũng mở ra nhiều cơ hội cho người làm công tác KTNB.
Xem thêm
Leave us a Reply