Tính Độc lập và Khách quan được coi là những nguyên tắc hành nghề cơ bản của Kiểm toán viên. Tuy vậy, vẫn tồn tại những nguy cơ ảnh hưởng đến hai tính chất này của Kiểm toán.

1. Self-interest – Nguy cơ do tư lợi

Nguy cơ đe dọa vấn đề tài chính hay các lợi ích khác sẽ ảnh hưởng không phù hợp đến hành vi hay phán quyết của kế toán viên chuyên nghiệp.

Nguy cơ này thường bao gồm:

  • – Sở hữu cổ phiếu của khách hàng
  • – Nhận phí kiểm toán quá cao, hạ phí thấp, phí tiềm ẩn
  • – Nhận quà tặng, biếu
  • – Có mối quan hệ cá nhân hoặc kinh doanh với khách hàng

2. Self-review – Nguy cơ tự xem xét 

Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không đánh giá được một cách hợp lý kết quả xét đoán chuyên môn hay kết quả dịch vụ do chính họ hoặc do một cá nhân khác trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc trong doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc thực hiện trước đó, mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ dựa vào đó để hình thành xét đoán khi thực hiện các hoạt động hiện tại hoặc cung cấp dịch vụ hiện tại của mình.

Nguy cơ này thường bao gồm:

  • – Đưa ra lời khuyên về kế toán hoặc hệ thống kiểm soát, sau đó kiểm toán chúng
  • – Chuẩn bị dữ liệu kế toán, lập báo cáo tài chính giúp khách hàng
  • – Thành viên gần đây của team dịch vụ đảm bảo trở thành nhân viên hoặc giám đốc của khách hàng

3. Familiarity – Nguy cơ từ sự quen thuộc

Nguy cơ gây ra do quan hệ lâu dài hoặc thân thiết với khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, khiến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp dễ thông cảm cho quyền lợi hoặc dễ dàng chấp nhận cho việc làm của họ.

Nguy cơ này thường bao gồm:

  • – Kiểm toán cho công ty của bạn bè hoặc người thân
  • – Khách hàng là nhân viên cũ của công ty kiểm toán hoặc kiểm toán viên là nhân viên cũ của khách hàng
  • – Kiểm toán cùng một công ty trong nhiều năm
  • – Đối tác cũ của công ty dịch vụ đảm bảo nắm giữ vị trí cấp cao ở công ty khách hàng

4. Advocacy – Nguy cơ về sự bào chữa

Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tìm cách bênh vực khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc tới mức làm ảnh hưởng tới tính khách quan của bản thân.

Nguy cơ này có thể bao gồm:

  • – Đại diện cho khách hàng kiểm toán trong vấn đề pháp lý hoặc thanh tra thuế
  • – Giúp khách hàng huy động tài chính từ các nhà đầu tư

5. Intimidation – Nguy cơ bị đe dọa

Nguy cơ kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp bị ngăn cản hành xử một cách khách quan do các đe dọa có thực hoặc do cảm nhận thấy, bao gồm sức ép gây ảnh hưởng không hợp lý đến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp.

Nguy cơ bị đe dọa có thể bao gồm:
  • – Đe dọa để kiện kiểm toán viên
  • – Bị đe dọa sa thải hoặc thay thếtrong năm kiểm toán tới
  • – Áp lực quá mức có để giảm giờ kiểm toán (mức độ công việc được yêu cầu) để giảm chi phí phải trả.

Biện pháp phòng ngừa

Một số biện pháp phòng ngừa để dảm bảo tính độc lập và tính khách quan của kiểm toán viên như sau:

  1. Loại bỏ các tư lợi
  2. Loại bỏ tính cá nhân
  3. Luân phiên vị trí của các kiểm toán viên
  4. Duy trì làm việc và thông tin với ủy ban kiểm soát
  5.  Không quyết định giúp khách hàng
  6.  Không có những khoản chi phí tiềm tàng

Xem thêm

Các chuẩn mực của đạo đức kiểm toán là gì