1. Hiểu về Overhead Cost

Overhead Cost (chi phí hoạt động chung/chi phí chìm/chi phí gián tiếp) là các chi phí phát sinh trong khi tạo ra một sản phẩm, cung cấp một dịch vụ, hoặc điều hành một bộ phận, tuy nhiên, không thể phân bổ trực tiếp và toàn bộ lên sản phẩm, dịch vụ hoặc bộ phận đó.

Cũng được gọi là chi phí gián tiếp, Overhead Cost đề cập đến các yếu tố quản lý hoặc kỹ thuật được sử dụng trong doanh nghiệp của bạn. Chúng rất cần thiết cho doanh nghiệp và bạn cần phải trả tiền cho chúng thường xuyên. 

Một vài ví dụ về Overhead Cost 

  1. Chi phí thuê mặt bằng
  2. Chi phí sửa chữa – bảo trì máy móc, thiết bị
  3. Chi phí bưu chính
  4. Chi phí Marketing – quảng cáo
  5. Chi phí bảo hiểm
  6. Chi phí văn phòng phẩm
  7. Chi phí tiền lương cho nhân viên hành chính
  8.  Lệ phí cấp phép, nộp hồ sơ pháp lý, các loại thuế…
  9. Kế toán,…

2. Tính toán Overhead Cost

Overhead thực chất là tổng số của:

  • – Indirect materials (Nguyên liệu gián tiếp)
  • – Indirect expenses (Chi phí gián tiếp)
  • – Indirect labour (Lao động gián tiếp)

Tổng các chi phí gián tiếp này thường được chia thành các loại sau:

  • – Production (Sản xuất)
  • – Selling and distribution (Bán hàng và phân phối)
  • – Administration (Quản lý)

Có hai cách tiếp cận khác nhau để tính toán chi phí hoạt động chung (Overhead Cost) của một doanh nghiệp. 

a. Absorption costing ( Phương pháp phân bổ chi phí )

Mục đích của phương pháp này là phân bổ vào tổng chi phí sản xuất sản phẩm một lượng chi phí chung. Đây là phương pháp phân chia chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm khác nhau trên cơ sở công bằng.

Những lý do chính để sử dụng phương pháp phân bổ chi phí là để định giá hàng tồn kho, quyết định giá cả và thiết lập lợi nhuận của các sản phẩm khác nhau. Ba giai đoạn của phương pháp phân bổ chi phí là:

  1. Cost allocation (Sự phân bổ chi phí): Quá trình trong đó toàn bộ chi phí được phân bổ trực tiếp vào các đơn vị chi phí, hoặc các trung tâm chi phí.
  2. Cost Apportionment (Sự phân chia chi phí): Đây là một thủ tục mà ở đó, các chi phí gián tiếp được phân chia một cách công bằng giữa chi phí trung tâm.
  3. Cost Apsorption (Tổng hợp chi phí): Các chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất được nhóm lại thành từng đơn vị chi phí.

b. Marginal costing (Phương pháp tính chi phí biên)

Chi phí cận biên của một sản phẩm là tổng chi phí biến đổi, gọi tắt là biến phí (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, các chi phí trực tiếp khác (nếu có) và các biến phí sản xuất chung. Điều này đi từ khái niệm để mỗi đơn vị sản phẩm A cần phải trả một lượng chi phí sản xuất và chi phí bán hàng cố định. Vì vậy, nếu như số lượng sản xuất và bán hàng tăng, sẽ làm tăng tổng chi phí sản xuất lên tương ứng.

Trái ngược với chi phí biến đổi là chi phí cố định (định phí), là chi phí không thay đổi trong một khoảng thời gian, không phụ thuộc vào khối lượng sản xuất và bán hàng, ví dụ như lương trả cho nhân viên, tiền điện nước hàng tháng, etc.

Với phương pháp này, phần chi phí sản xuất của một đơn vị sản phẩm sẽ tránh được nếu đơn vị đó không được sản xuất, hoặc có thể tăng lên nếu một đơn vị được sản xuất.

 

Xem thêm

Trị “cơn đau đầu” mang tên Overhead cost

Khóa học Quản trị Tài chính doanh nghiệp

Khóa học ACCA Management Accounting – Kế toán quản trị