Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà còn trên nhiều nước thế giới (Joint Stock Company). Để làm quen với loại hình doanh nghiệp này, cùng UniTrian tìm hiểu một số vị trí quan trọng trong công ty cổ phần qua bài viết này.
1. Cổ đông
Cổ đông là những người nắm phần hùn trong tổn số vốn của công ty, hay nói cách khác là họ những chủ nhân của công ty. Tuy vậy, họ chỉ có thể gây ảnh hưởng đến công ty qua những cuộc họp cổ đông, như kỳ họp đội hội thường niên (annual general meeting) mà trong đó các vấn đề quan trọng được đưa ra thảo luận và bỏ phiếu dựa trên tiêu chuẩn đa số phiếu.
Muốn thay đổi đường lối hoạt động của công ty thì cách mà cổ đông thường dùng nhất là bỏ phiếu thay đổi các thành viên trong hội đồng quản trị, dựa trên các điều khoản đã được đề ra trong bản điều lệ tổ chức công ty (articles of association).
2. Hội đồng quản trị
Vai trò của các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) chỉ là đứng đại diện cho cổ đông. HĐQT được trả phí để có trách nhiệm lo cho công ty hoạt động và đạt kết quả tốt, theo những kế hoạch đã được vạch ra.
HĐQT có nhiệm vụ chọn người làm Tổng GĐ để điều hành công việc hàng ngày của công ty, phê chuẩn các dự toán thu chi (budgets) hàng năm, cố vấn cho ban giám đốc về đường hướng phát triển, kỹ thuật, thị trường. Ngoài ra, HĐQT không được can thiệp vào việc điều hành công việc hàng ngày của Tổng GĐ.
3. Ban Giám Đốc
Công việc quản lý, điều hành hàng ngày sẽ do các nhân viên ăn lương (salaried employees) đảm nhiệm. Tuỳ thuộc vào chức năng và tầm quan trọng, học được sắp đặt vào 1 hệ thống tổ chức gồm nhiều tầng mà tầng cao nhất là Tổng GĐ công ty.
TGĐ có quyền tổ chức bộ máy công ty, kể cả việc chọn các Phó TGĐ, với mục đích làm sao cho bộ máy làm việc một cách có hiệu quả cao nhất. TGĐ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với HĐQT.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI HỆ THỐNG MỸ & CHÂU ÂU
1. Tổ chức công ty theo phong cách Mỹ
Trong cách tổ chức công ty theo lối Mỹ thì vấn để chức danh tương đối được phân biệt rõ ràng :
Trong HĐQT (board of directors) gồm có nhiều thành viên (directors) và đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị (chairman).
Trong thành phần quản lý công ty (management) thì cao nhất là Tổng Giám đốc (president), dưới TGĐ có các phó tổng giám đốc (vice president) phụ trách các ban ngành, và dưới nữa có các cấp giám đốc (manager)…
Trong 1 công ty lớn với nhiều thành viên, người ta lại chia mỗi cấp ra làm nhiều cấp mang những chức danh khác nhau, thí dụ như:
- – President còn có thể được gọi là Chief Executive Officer (gọi tắt là CEO).
- – Cấp Vice President lại còn có thể phân ra: Executive Vice President (EVP) , Vice President (VP), Assistant Vice President (AVP), First Vice President, Second Vice President…Trong các công ty lớn, người phụ trách về tài chính còn được gọi là Chief Financial Officer (CFO)…
- – Cấp manager trở xuống có thể chia làm: Senior Manager, Manager, Deputy Manager, Assistant Manager, Supervisor, Officer, Analyst…
2. Tổ chức công ty theo phong cách Châu Âu
Các công ty châu Âu thường ít có chức danh hơn và đôi khi ngược với lối Mỹ khiến người ta dễ hiểu lầm hơn. HĐQT cũng có hình thức tương tự, tuy nhiên trong các công ty Pháp thì chủ tịch HĐQT được gọi là chủ tịch hội đồng cố vấn quản trị (Président Du Conseil D’administration). Chairman là chữ tiếng Anh nên người Pháp không dùng.
Trong thành phần quản lý công ty thì lại không hay dùng các chức danh như giám đốc, phó GĐ (President, Vice President) theo lối Mỹ, mà lại dùng chức tổng giám đốc (Director General) và nhất là có nhiểu người mang chức danh giám đốc (Director) khiến ta nếu theo tiêu chuẩn Mỹ mà xét thì cứ nhầm tưởng những người này là thành viên HĐQT. Trong một số các công ty nhỏ hơn, thì tổng giám đốc được gọi là General Manager, còn các cấp thủ trưởng các ban ngành được gọi là Manager (tương đương với Vice President trong hệ thống Mỹ).
Xem thêm
– Các chức danh trong công ty cổ phần – Thực tế tại Việt Nam
– Khóa học Kỹ năng chuẩn bị CV – phỏng vấn
Leave us a Reply