Phương pháp thuyết trình 10-20-30

Quy tắc 10-20-30 được đưa ra bởi Guy Kawasaki với một số lưu ý: Bài thuyết trình chỉ nên:

– Không dài quá 10 trang giấy.

– Không tốn quá 20 phút để truyền tải.

– Không để cỡ chữ nhỏ hơn 30.

>>> KHÔNG QUÁ 10 TRANG GIẤY

Chúng ta luôn có xu hướng tung ra toàn bộ thông tin mà ta dự định thuyết trình, với hy vọng phần nào đó có thể tạo lại dư âm trong lòng khán giả.

Đây là một sai lầm, theo đánh giá của Chris Anderson (chuyên gia ngành kinh doanh Harvard): “Phần lớn những bài thuyết trình hỏng bởi vì độ dài”.

Vấn đề lớn nhất trong bản thảo đầu tiên của những bài thuyết trình là quá nhiều thông tin. Người thuyết trình luôn mong muốn đem đến cho người nghe càng nhiều thông tin càng tốt. Tuy nhiên, điều này sẽ phản tác dụng vì người nghe trong một thời gian ngắn phải tiếp thu quá nhiều kiến thức và thông tin mới sẽ quá tại và cảm thấy bài thuyết trình không có điểm nhấn.

Thay vào đó, chú trọng vào một điểm chính cụ thể. Bắt đầu, việc giới thiệu vắn tắt, tập trung vào chủ đề bạn nói khoảng 2 đến 3 trang slide, thêm vào những mẩu chuyện nhỏ để minh họa cho luận điểm thực tế, và kết thúc bằng lời kêu gọi hành động.

>>> CUỘC CHẠY ĐUA MARATHON TRONG 20 PHÚT

Năm 1996, giáo sư Joan Middendorf và Alan Kalish (Đại học Ấn Độ) đã thực hiện nghiên cứu về những sinh viên tham gia các buổi hội thảo.

Và họ đã phát hiện ra 2 khám phá thú vị:
– Thứ nhất, người trưởng thành dường như chỉ có khả năng tập trung vào bài thuyết trình chừng 15-20 phút.
– Thứ hai, trong vòng 50 phút lên lớp, học sinh sinh viên chẳng nhớ lại nổi những thông tin mới nhất tác động tới họ. Họ chỉ nhớ những khái niệm và con số được giảng trong 20 phút đầu tiên.

Vì thế, hãy đảm bảo bài thuyết trình của bạn không được quá 20 phút. Không thì chẳng ai thực sự nghe bạn nói sau 20 phút.

>>> CỠ CHỮ 30

Bởi vì loài người chúng ta phản ứng mạnh đối với kích thích thị giác, cho nên một trong những cách tốt nhất để gây chú ý là dùng những chữ lớn và dễ đọc trên từng slides. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng cỡ chữ bạn dùng tối thiểu là 30.

Thay vì những dòng chữ dài lê thê, hãy sử dụng những từ cần nhấn mạnh ở cỡ chữ thật lớn và dễ nhìn. Hơn nữa những công cụ như biểu đồ, hay tranh ảnh minh họa sẽ rất hữu ích cho bài thuyết trình của bạn đấy.

Áp dụng quy tắc 10/20/30 sẽ giúp bạn kiểm soát đề tài bạn nói cũng như thu hút khán giả trong khi họ còn tỉnh táo và hứng thú. Khán giả sẽ thảo luận sôi nổi về bài thuyết trình của bạn sớm thôi. Ứng dụng ngay nguyên tắc này, và chờ đợi xem phản hồi của thính giả sẽ hứa hẹn như thế nào nhé.

<Theo Life Hack>

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
[HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG] Cuộc thi myInsight – MDS Datathon Challenge 2025 – CLB Toán ứng dụng & Khoa học dữ liệu (MDS) – CSII Đại học Ngoại Thương TP. HCM (FTU2)

Chiều ngày 08/06/2025 vừa qua, cuộc thi myInsight – MDS Datarthon Challenge 2025 đã chính thức tiến đến vòng chung kết dưới sự góp mặt của top 5 đội thi xuất

Xem thêm
Cảm nhận học viên khóa Excel for Analysts

“Mình rất hài lòng về tính ứng dụng thực tế và khả năng nâng cao hiệu quả công việc của khóa học.” Anh Nguyễn Trung Hòa – nhân sự ngành Kế

Xem thêm
Một số hàm sắp xếp (Sort) phổ biến trong Numpy

Sắp xếp (Sort) là một thao tác phổ biến trong phân tích dữ liệu và lập trình. Nó liên quan đến việc sắp xếp các phần tử trong một tập hợp theo

Xem thêm
[ƯU ĐÃI THÁNG 06/2025] Hè năng động – Giảm 166.000 đồng

Chào hè tháng 06 năng động, UniTrain mang đến ưu đãi kép cho học viên: Giảm ngay 166.000đ trên mức ưu đãi đóng sớm khi học viên đăng ký bất kỳ khóa học nào trong tháng

Xem thêm