Quy tắc “ZEN”: cuộc đời hạnh phúc bắt đầu từ những thay đổi nhỏ

Mọi quyết định nhằm thay đổi cuộc sống của ai đó trong một bối cảnh phức tạp và khó khăn, đều cần phải vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.

Cover

Chúng ta thường bị cuốn đi bởi những mối quan hệ xã hội, những deadlines và cả những chuyến du lịch. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trên Trái Đất của chúng ta có một nơi, đó là bán cầu Bắc – lạnh lẽo, ngày ngắn đêm dài, dường như rất khó để có thể thực hiện được những việc mà ta vẫn thường làm.

Trong bối cảnh đó, Thiền tông (Zen Buddhism) xuất hiện và được khẳng định là dựa trên các nguyên tắc của sự giản đơn để đem lại sự thay đổi bền vững. Leo Babauta – người sáng lập ra Zen Habits và là tác giả của một số khóa học cũng như sách điện tử về thay đổi thói quen, đã giải thích một cách tối giản những đặc trưng của Thiền tông.

Để có thể thay đổi bất cứ điều gì trong cuộc sống, dù là thoát nợ, đủ sức khỏe để chạy marathon hay làm cho tình cảm gia đình thêm khăng khít, thì đều phải bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhất. Chúng ta không cần phải lập nên một mục tiêu nào cả, đó chỉ là bước khởi đầu nhỏ. Nó có thể chỉ kéo dài 10 phút, có thể là tự chuẩn bị cho mình một bữa trưa tốt cho sức khỏe chỉ trong 1 ngày/tuần hoặc có thể là cố gắng tiếp tục ở lại trong một cuộc nói chuyện dù mình không muốn và dành khoảng thời gian ấy để lắng nghe.

Babauta khuyên rằng để biến những thay đổi thành thói quen thì điều quan trọng là phải bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, rồi dần dần “tích tiểu thành đại”. Ông cũng khuyên rằng chúng ta nên thay đổi một thứ gì đó trong mỗi 4-6 tuần, và chỉ nên tập trung từng thứ một chứ không nên ôm đồm nhiều vấn đề cùng lúc. Sau thời gian thử nghiệm, ông ấy đã ghi lại tất cả những lời dạy của mình và rút gọn thành một “thuật toán” để bạn có thể áp dụng thực hiện bất cứ thay đổi nào, bất kể bạn đang trong hoàn cảnh nào:

  1. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
  2. Chỉ thực hiện 1 thay đổi tại 1 thời điểm.
  3. Đừng quá căng thẳng, hãy thả lỏng và tận hưởng điều mình đang làm, cho dù kết quả có như thế nào.
  4. Trân trọng từng bước đi trong quá trình.

Cái hay của phương pháp chính là những điều nhỏ nhặt. Thay đổi nhỏ thì mới không khó để thực hiện. Và, bất kể thứ gì muốn đạt được ở mức độ cao nhất, chất lượng tốt nhất thì đều phải xuất phát từ những thứ nhỏ nhất.

–Unitrain biên dịch—

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Xu hướng mới của trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm 2025

Cập nhật các xu hướng mới nhất về trí tuệ nhân tạo AI năm 2025 như GPT-5, video AI, giáo dục thông minh và chiến lược AI tại Việt Nam. Trí

Xem thêm
AI và 5 ứng dụng thực tiễn trong năm 2025

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống và công việc. Những tiến bộ trong công nghệ đã

Xem thêm
Focus Cell trong Excel – Tính năng giúp tăng khả năng điều hướng

Đã bao giờ bạn lạc trôi giữa hàng trăm dòng, hàng ngàn cột trên Excel… mà không biết mình đang ở đâu? Nếu “mất phương hướng” là cảm giác quen thuộc

Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ các trợ

Xem thêm