Ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

Giảm đến 25% khi đăng ký Combo khóa học Excel,
Business Intelligence và Data Analysis for Business

Sự khác biệt giữa hàm COUNT và COUNTA trong Excel

Đa số người dùng đều quen thuộc các hàm trong Excel để tính toán một cách dễ dàng và chính xác hơn. Một trong số đó có thể kể đến là hàm COUNT và COUNTA. Có lẽ đây là hàm dễ gây hiểu nhầm với người dùng. Về cơ bản, các chức năng này giống nhau và thực hiện các nhiệm vụ tương tự. Nhưng làm cách nào để có thể phân biệt được giữa 2 hàm này? Để biết câu trả lời, đừng bỏ lỡ qua bài viết dưới đây của UniTrain nhé!

Giả sử có một tập dữ liệu về the Sales Report of ABC Agro (báo cáo bán hàng của ABC Agro). Tập dữ liệu chứa ba cột, B, C và D – là YearProduct, and Sales tương ứng. Tập dữ liệu nằm trong khoảng từ B4 đến D10, và có sáu hàng. UniTrain sẽ giới thiệu sự khác biệt giữa các hàm COUNT và COUNTA qua các ví dụ về tập dữ liệu này.

dataset of difference between count and counta function in excel

Sự khác biệt giữa các hàm COUNT và COUNTA trong Excel khi tất cả các giá trị đều là số

Giả sử, người dùng đã xóa cột Product để làm cho tất cả các giá trị ở dạng số,  và xóa dữ liệu trong ô C6 để xem sự khác biệt giữa hàm COUNT và COUNTA như thế nào. Ngoài ra, người dùng cũng đã thêm hai ô mới vào tập dữ liệu để hiển thị kết quả của hàm COUNT và COUNTA.

Using Numeric values of difference between count and counta function in excel

Các bước thao tác:

Bước 1: Chọn ô C13.

Bước 2: Nhập hàm dưới đây vào thanh công thức trong Excel.

=COUNT(C5:C10)

Using Numeric values of difference between count and counta function in excel

Bước 3: Nhấn Enter. Kết quả sẽ hiển thị như sau:

Using Numeric values of difference between count and counta function in excel

Bước 4: Chọn ô C14.

Bước 5: Nhập hàm sau vào thanh công thức trong Excel.

=COUNTA(C5:C10)

Using Numeric values of difference between count and counta function in excel

Bước 6: Nhấn Enter. Kết quả sẽ hiển thị (như hình dưới).

Đối với các số dưới dạng giá trị số, cả hai hàm COUNTCOUNTA đều trả về cùng một giá trị.

Using Numeric values of difference between count and counta function in excel

 

Sự khác biệt giữa hàm COUNT và COUNTA trong Excel nếu một số giá trị không phải là số

Người dùng đang xem xét một số giá trị không phải là số. Và họ đã thay đổi hai giá trị trong ô C6C8 thành No Sales.

Using Some Non-Numeric values of difference between count and counta function in excel

Hãy thực hiện các bước thao tác:

Bước 1: Chọn ô D12.

Bước 2: Nhập hàm dưới đây vào thanh công thức:

=COUNTA(D5:D10)

Bước 3: Nhấn Enter.

Và kết quả sẽ hiển thị như hình dưới:

Bước 4: Chọn ô D13 và nhập hàm dưới đây vào thanh công thức

=COUNTA(D5:D10)

Bước 5: Nhấn Enter. Kết quả sẽ hiển thị như hình dưới:

Tóm lại, sau khi thực hiện thao tác cho cả hai ví dụ trên, bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa kết quả của hàm COUNT và COUNTA. Hàm COUNT chỉ đếm các ô có giá trị số, trong khi hàm COUNTA thì đếm các ô có cả giá trị số và không phải số. UniTrain hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được hàm COUNT và COUNTA trong Excel.

Xem thêm

Khóa học Excel for Professionals 

150 phím tắt Microsoft Office thông dụng cho người dùng Win/Mac

Cách chèn sổ làm việc Excel vào PowerPoint

Sao chép dữ liệu một hay nhiều bảng từ Word sang Excel bằng VBA

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm