CPA là cụm từ viết tắt của Certified Public Accountants, có nghĩa là Những kế toán viên công chứng được cấp phép. Dễ hiểu là những người hành nghề Kế toán – Kiểm toán được công nhận bởi các hội nghề nghiệp của quốc tế hoặc nội địa.
Chứng chỉ CPA Việt Nam là 1 chứng chỉ hành nghề. Chỉ khi bạn sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam (hay còn gọi là chứng chỉ Kiểm toán viên) thì bạn mới trở thành 1 Kiểm toán viên còn trước đó bạn sẽ được gọi là trợ lý kiểm toán viên. Chỉ những Kiểm toán viên mới có quyền điều hành cuộc kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán tại Việt Nam.
1. Điều kiện tham dự kỳ thi:
– Có bằng ĐH trở lên, chuyên ngành tài chính, kế kiểm toán, ngân hàng hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có tổng số đơn vị học trình (số tiết học) các môn: tài chính, kế kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính, thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình toàn khóa. Hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác nhưng có văn bằng, chứng chỉ được cấp theo quy định tại Điều 9 Thông tư 129/ 2012/ TT- BTC
– Có thời gian làm việc thực tế tài chính, kế toán trên 5 năm, tính từ thời điểm ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc (thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán từ 2 năm trở lên tính từ tháng ghi trên quyết định tốt nghiệp hoặc sau ĐH tính đến thời điểm đăng ký dự thi).
– Học viên cần ít nhất 4 năm kinh nghiệm đối với trợ lý kiểm toán và 5 năm đối với nhân viên Kế kiểm toán – Tài chính.
2. Các môn thì và hình thức thi:
Thi 7 môn, gồm:
+ 6 môn viết, thời gian 180p/1 môn, gồm:
(1) Pháp luật về Kinh tế và Luật DN.
(2) Tài chính và quản lý Tài chính Nâng cao
(3) Thuế và quản lý Thuế nâng cao
(4) Kế toán tài chính, Kế toán quản trị nâng cao
(5) Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao.
(6) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
+ 1 môn Ngoại ngữ (trình độ C) của 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Thi viết trong thời gian 120p
Các bạn có thể xem Tài liệu ôn thi VACPA 2019 tại đây