Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “The Razor’s Edge” (Tựa Việt: “Lưỡi dao cạo”) của mình, W. Somerset Maugham từng viết: ” Tiền có thể mua được thứ quý giá nhất trên đời, đó là không phải cầu xin người khác.”
Chắc hẳn chúng ta cũng không ít lần tự hỏi mình rằng “tại sao mình đã cố gắng, đã thắt lưng buộc bụng như vậy mà vẫn không có tiền?”
Thực ra, bản chất của vấn đề không phải là chuyện bạn cố gắng chưa đủ, mà vấn đề ở đây chính là những hạn chế trong tư duy của bạn. Chỉ khi thay đổi tư duy, cuộc sống của bạn mới tốt lên được.
1. Coi tiền bạc quan trọng hơn thời gian
Cô T. luôn cảm thấy mặc cảm vì thân hình gầy gò của mình nên có ý định đăng ký khóa tập dài hạn ở một trung tâm thể hình, nhưng sau đó vì tiết kiệm, nghĩ rằng chỉ cần bản thân cố gắng chăm chỉ rèn luyện là được, cần gì phải thuê huấn luyện viên, nên cô ấy đã tự tập. Kết quả, sau mấy năm tập luyện chăm chỉ nhưng lại sai cách, dáng vóc của cô ấy cũng chẳng khấm khá lên là bao.
Hết cách, cô đành phải thuê huấn luyện viên. Nhờ có huấn luyện viên kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học, chỉ sau 2 tháng, sức khỏe và cơ thể T. đã có những chuyển biến đáng kể.
Qua trường hợp của T., chúng ta có thể thấy, ban đầu vì muốn tiết kiệm tiền, nhưng cuối cùng lại phải bỏ ra nhiều tiền bạc, thời gian và công sức hơn để đổi lấy cùng một hiệu quả.
Điều đó thể hiện lối tư duy có phần cổ hủ của chúng ta, đó là: chỉ nhìn vào giá cả mà không nhìn vào giá trị.
Những người giàu luôn biết cách đầu tư thời gian hiệu quả, để có thể tận dụng toàn bộ thời gian phát triển bản thân. Những người đứng đầu sẽ không để ý tới giá cả, cái họ cân nhắc đó là giá trị, là chuyến đi này có thực sự mang lại cơ hội, tài nguyên cho họ hay không?
2. Thói quen phủ nhận và từ chối
Khi cấp trên giao cho bạn một nhiệm vụ khó nhằn, phản ứng đầu tiên của bạn là gì?
“Mới nghe thôi đã thấy khó rồi, nhưng không sao, tôi sẽ thử.”
” Ôi cái này tôi chưa bao giờ làm luôn, không biết có làm nổi không nữa.”
” Việc này sao có thể làm được chứ, chắc chắn là không được đâu, nó quá khó”…
Cách giải quyết vấn đề nhanh nhất, đó là từ chối, là trốn tránh, đây chính là tư duy của người nghèo.
Trong công việc hay học tập, chúng ta hay có thói quen dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của mình để phán đoán xem mình có thể làm được việc hay không. Cửa miệng đều là những câu, “không dám”, “không thể”, ” không thể nào”, ” không ai làm được đâu”… mà không thử đi tìm hiểu vấn đề, tìm kiếm lĩnh vực mới, học hỏi thêm kiến thức… để thử sức với nhiệm vụ mới.
3. Đâm đầu vào công việc một cách mù quáng
Sau khi tốt nghiệp, cô H. xin vào một công ty nhỏ làm việc. Vốn dĩ công việc chuyên môn của cô ấy là thiết kế, nhưng cô ấy lại ôm đồm thêm công việc hành chính của quầy lễ tân, thậm chí còn phải tăng ca, chuyên môn thiết kế của cô ấy cũng vì không được rèn luyện thường xuyên nên cũng dần mai một. H. luôn ca thán rằng mình vì công ty mà đã cố gắng làm rất nhiều chuyện, kể cả những chuyện không phải chuyên môn của mình, nhưng từ đầu đến cuối vẫn không được tăng lương hay thăng chức.
Có lẽ H. chưa bào giờ nghĩ xem lãnh đạo cần một nhân viên như nào. Mặc cho cô ấy có chịu bao áp lực, cố gắng thể hiện bản thân cỡ nào, nhưng cái mà ông chủ cần, đó là một nhà thiết kế tài giỏi chứ không phải là một tiếp tân bình thường.
Có một kiểu nỗ lực gọi là: Trông bạn chỉ có vẻ như đang nỗ lực.
Cố gắng, nỗ lực là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là bạn phải phân biệt được phương hướng và ý nghĩa của nó.
4. Đầu tư vào bản thân không đúng cách.
Cuốn sách “Câu chuyện về đường ống” kể về 2 người thợ lắp ống. Một người mỗi ngày lắp đủ số ống được giao và lĩnh tiền theo ngày. Còn người kia thì ngoài lắp ống, anh còn tự chỉnh sửa phần ống của mình. Tuy công việc có khiến anh bận bịu và vất vả hơn nhưng cuối tháng anh được sếp đánh giá cao tinh thần làm việc và thưởng cho một khoản kha khá.
Mỗi ngày chúng ta đi làm cũng như người thợ lắp cống kia vậy, chăm chút và có trách nhiệm với đoạn cống của mình cũng chính là đầu tư cho bản thân. Ngay cả khi lắp cống, bạn cũng có thể tân dụng được thời gian để làm thêm nhiều việc và học hỏi thêm, ai nói thợ lắp cống thì không thể thành công chứ?
Benjamin Franklin từng nói: “Nếu một người đem tiền đầu tư cho bộ não của mình thì chẳng ai có thể ‘lấy trộm” nó nữa, đầu tư vào tri thức mới là khoản đầu tư khôn ngoan nhất.”
Đôi khi, chúng ta chưa thành công không phải vì chúng ta cố gắng nỗ lực chưa đủ, mà chính cách tư duy đã kìm hãm chúng ta lại.
Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất! Hy vọng ai trong mỗi chúng ta đều có thể chiến thắng được “nỗi sợ trong trái tim mình” để có thể học hỏi, nắm bắt cơ hội và trở thành hình mẫu mà chúng ta mong muốn.
Theo Trí Thức Trẻ