Xử lý các giá trị NULL với ISNULL và COALESCE trong SQL

Xử lý các giá trị NULL với ISNULL và COALESCE

Khi làm việc với SQL, các lập trình viên thường phải đối mặt với các tình huống cần xử lý giá trị NULL một cách hiệu quả. SQL cung cấp hai hàm phổ biến là ISNULL và COALESCE để giải quyết vấn đề này.

Khi truy vấn dữ liệu không tránh khỏi dữ liệu bị thiếu, chẳng hạn truy vấn đơn giản thông tin khách hàng như sau:

Ví dụ như bên dưới khi truy vấn thì giá trị MiddleName mang giá trị NULL ở dòng 2, dòng 5 và dòng 9: 

Để xử lý giá trị NULL này chúng ta có thể sử dụng ISNULLCOALESCE. Đầu tiên đối với ISNULL: 

Hàm ISNULL 

Cú pháp: 

ISNULL(expression, replacement_value) 

+ expression: Giá trị cần kiểm tra xem có phải NULL hay không.
+ replacement_value: Giá trị sẽ được trả về nếu expressionNULL. 

Đối với ví dụ trên, hàm ISNULL được áp dụng để thay thế giá trị NULL ở cột MiddleName thành dấu gạch ngang “-” :

Kết quả sau khi truy vấn: 

Khi đó ISNULL thường sẽ được áp dụng để giải quyết giá trị bị thiếu trong MiddleName như sau: 

Kết quả trả về sau khi truy vấn, xuất hiện cột mới là Full_Name, khi những Customer có MiddleName bị thiếu sẽ bị thay thế thành “-”:

Hàm COALESCE 

Hàm COALESCE trong SQL cho phép bạn đánh giá nhiều biểu thức và trả về giá trị đầu tiên không phải NULL. 

Cú pháp như sau: 

COALESCE(expression1, expression2, …, expression_n) 

expression1, expression2, …, expression_n: Danh sách các biểu thức được đánh giá theo thứ tự, và biểu thức đầu tiên không phải NULL sẽ được trả về. 

Ví dụ về hàm COALESCE: 

 

Kết quả trả về từ hình ảnh bên dưới:
+ Nếu bonus1 khác NULL, kết quả là bonus1.
+ Nếu bonus1 là NULL, nhưng bonus2 khác NULL, kết quả là bonus2.
+ Nếu bonus1 và bonus2 đều là NULL truy vấn trả về “Data not found”.

 

Kết luận 

Cả hai hàm ISNULLCOALESCE đều cung cấp những cách hữu ích để xử lý giá trị NULL trong SQL. 

  • ISNULL phù hợp để thay thế giá trị NULL trong một biểu thức cụ thể. 
  • COALESCE vượt trội hơn trong việc đánh giá nhiều biểu thức và trả về giá trị đầu tiên không phải NULL. 

Hiểu được sự khác biệt giữa hai hàm này sẽ giúp bạn lựa chọn công cụ phù hợp cho từng tình huống cụ thể, cải thiện việc quản lý dữ liệu và kết quả truy vấn. 

Bằng cách tận dụng sức mạnh của ISNULLCOALESCE, bạn có thể xử lý hiệu quả các giá trị NULL trong SQL, đảm bảo truy vấn trả về kết quả chính xác và có ý nghĩa. 

Xem thêm: 

Khóa học Ứng dụng SQL trong xử lý dữ liệu 

5 lợi ích khi thành thạo ngôn ngữ SQL 

3 thử thách SQL để rèn luyện kỹ năng của bạn

Bài viết liên quan
[RECAP] Training 4: How to Write M&A Buy-Sell Recommendations – Cuộc thi Sinh viên với Tài chính mùa 13 (FSC13) – CLB Tài chính – Chứng khoán SeSC – Trường Đại học Ngoại Thương CSII TP. HCM (FTU2)

Chiều ngày 28/04/2025, buổi Training 4 dành cho Top 8 đội thi xuất sắc nhất cuộc thi Sinh viên với Tài chính mùa 13 (FSC13) đã diễn ra trực tiếp tại

Xem thêm
Phân biệt hàm SUM, SUMX và CALCULATE trong Power BI

1. Giới thiệu Trong Power BI, DAX (Data Analysis Expressions) cung cấp nhiều hàm để tổng hợp và phân tích dữ liệu. Ba trong số các hàm quan trọng nhất là

Xem thêm
[RECAP] Buổi Training vòng 2: IFRS 15 – Revenue from contracts with customers – Cuộc thi The Audit Proud 2025 – CLB Kế toán – Kiểm toán FAC – Trường Đại học Ngoại Thương CSII TP. HCM

Chiều tối ngày 24/04/2025, buổi Training Vòng 2 của cuộc thi The Audit Proud 2025 với chủ đề “IFRS 15 – Revenue from Contracts with Customers” đã diễn ra thành công

Xem thêm
Thêm và Xóa phần tử trong Numpy

NumPy là thư viện Python phổ biến dùng để xử lý dữ liệu dạng mảng nhiều chiều và thực hiện tính toán khoa học. Việc thêm hoặc xóa phần tử trong

Xem thêm