10 lý do khiến Power BI là công cụ phân tích tối ưu cho doanh nghiệp

Với Power BI, các tổ chức có thể nhận biết được thông tin cốt lõi từ dữ liệu, tạo nên “văn hóa dữ liệu”, nơi các quyết định được đưa ra dựa trên thực tế thay vì sự cảm tính chủ quan. Dưới đây là 10 lý do cụ thể khiến Power BI trở thành 1 công cụ mạnh mẽ, được ứng dụng rộng khắp.

1. Tương tác trực quan, dễ dàng tích hợp với các phần mềm tin học khác

Power BI mang lại giá trị lớn nhờ khả năng trực quan hoàn hảo và Dashboard điều khiển tương tác đem lại cái nhìn toàn cảnh về hiệu suất của doanh nghiệp. Power BI tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm lưu trữ thông tin phổ biến khác của Microsoft như Microsoft Excel, Azure và SQL Server cùng các giải pháp quản lý của Microsoft gồm Microsoft Flow (quản lý quy trình) và Microsoft Dynamics (giải pháp ERP).

2. Truy cập không giới hạn vào dữ liệu cục bộ và dữ liệu đám mây

Power BI giúp người dùng tập trung lưu trữ tất cả thông tin cục bộ và dữ liệu đám mây, nhờ đó, người dùng có thể truy cập liền mạch mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn không gian và thời gian làm việc. 

Power BI có thể kết nối được với mọi loại hình kho lưu trữ dữ liệu tại chỗ khác nhau như SQL Server, Oracle hoặc Hadoop. Đối với kho lưu trữ điện toán đám mây như Google BigQuery hay Azure, Power BI có sẵn các trình kết nối được nhà phát triển xây dựng trước nhằm tạo nên trải nghiệm đa nhiệm nhất.

3. Power BI cho phép truy cập báo cáo và dashboards ngay lập tức

Power BI cho phép bạn chia sẻ thông tin dữ liệu và báo cáo với người khác, không bị phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thời gian hay thiết bị. Khi những người có quyền truy cập tiến hành chỉnh sửa, cập nhật dữ liệu, hệ thống sẽ thông báo ngay đến chủ sở hữu để nhanh chóng phân tích kịp thời.

4. Tích hợp không giới hạn với ứng dụng của bên thứ ba

Các nhà phát triển Microsoft Power BI đảm bảo rằng hệ thống có thể được tích hợp trong bất kỳ hệ sinh thái phần mềm nào. Nhờ đó, Power BI có thể kết nối với rất nhiều phần mềm và công cụ phổ biến của bên thứ ba. Hiện tại, Microsoft vẫn liên tục nghiên cứu mở rộng khả năng kết nối của hệ thống này, cho phép người dùng nhập thêm nhiều cơ sở dữ liệu và nguồn dữ liệu.

5. Chia sẻ an toàn các báo cáo và phân tích dữ liệu

Người dùng có thể xuất các báo cáo trực quan trực tiếp lên mạng Internet và gửi qua email cho những người liên quan. Để đảm bảo an ninh, chúng ta có thể thiết lập giới hạn quyền truy cập vào báo cáo hoặc thiết lập các vùng dữ liệu đặc thù, chỉ cho phép những người nhất định truy cập.

6. Khả năng mô hình hóa dữ liệu 

Mô hình hóa dữ liệu là một trong những chức năng được sử dụng để kết nối nhiều nguồn dữ liệu trong phần mềm Power BI, bằng các mối liên kết nhằm chỉ ra các nguồn dữ liệu có mối liên hệ với nhau ra sao. Nhờ đó, những bản báo cáo giữa các phòng ban sẽ không còn rời rạc mà mang tính thống nhất, tổng thể.

Với chức năng mô hình hóa dữ liệu, bạn có thể tạo các tính toán tùy chỉnh trên những Dashboard hiện có. Kết quả tính toán sẽ được trình bày trực tiếp trong các báo cáo quản trị trực quan.

7. Thêm nguồn dữ liệu

Power BI có thể kết nối với hơn 60 giải pháp phổ biến mà ngày nay các công ty thường sử dụng, ví dụ như Spark, Hadoop, SAP. Người dùng không phải mô hình hóa dữ liệu trong hệ thống nguồn, mà dữ liệu có thể được tích hợp trực tiếp với phần mềm Power BI. 

8. Không đòi hỏi phải có kiến thức lập trình

Đối với những ai thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ phân tích theo yêu cầu cụ thể, Power BI chính là nền tảng giúp bạn làm công việc hàng ngày một cách đơn giản, dễ dàng, thực hiện phân tích, tính toán nhanh, khả năng hiển thị lớn giúp tiết kiệm thời gian. Khác với nhiều phần mềm quản trị, bạn không cần thiết phải có kiến thức lập trình để làm việc với công cụ này.

9. Tài liệu hướng dẫn sử dụng sẵn có

Hầu hết người dùng Việt Nam đã quá quen với giao diện của Microsoft, do đó sẽ nhanh chóng làm quen với Power BI mà không mất quá nhiều thời gian. Để hỗ trợ người dùng tìm ra giải pháp làm việc tốt nhất, ông lớn công nghệ cũng cung cấp sẵn rất nhiều bản chỉ dẫn, video, bài viết… nhằm tối đa hóa tiềm năng công cụ.

10. Khả năng tìm kiếm thông minh

Chức năng tìm kiếm thông minh Q&A của Power BI là một trong những tiện ích nổi trội, thường xuyên được nhắc đến nhất. Với chức năng này, người dùng có thể đưa ra những câu hỏi tự nhiên như khi đang “search” trên các nền tảng tìm kiếm Google, Yahoo, Bing, Cốc Cốc… và xem kết quả, biểu đồ liên quan đến truy vấn. Tiện ích này cho phép quét các thông tin ẩn chỉ trong vài giây, thậm chí có thể chỉ ra được mối tương quan, các trường hợp ngoại lệ hoặc cho thấy xu hướng.

–UniTrain sưu tầm–

Xem thêm 

Hướng dẫn cài đặt Power BI Desktop

3 cách để Power BI giúp nhóm bán hàng của bạn thành công

Data Visualization – Cách trực quan hóa dữ liệu dành cho người làm tài chính – kế toán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Khám phá hàm Lag và Lead trong SQL

Trong phân tích dữ liệu, hàm LAG() và LEAD() sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc so sánh giá trị hiện tại với giá trị liền trước hoặc liền

Xem thêm
[RECAP] Training Top 20 – myInsight – MDS Datathon Challenge 2025 – CLB Toán ứng dụng & Khoa học dữ liệu (MDS) – Đại học Ngoại Thương CSII TP. HCM (FTU2)

Tối ngày 18/05/2025, buổi training dành riêng cho Top 20 đội thi xuất sắc nhất cuộc thi myInsight – MDS Datathon Challenge 2025 đã diễn ra vô cùng thành công thông

Xem thêm
Khám Phá Tính Năng Nhóm và Phân Nhóm Dữ Liệu trong Power BI

Trong quá trình xây dựng biểu đồ, Power BI Desktop sẽ tự động tổng hợp dữ liệu thành các nhóm dựa trên các giá trị có trong tập dữ liệu gốc.

Xem thêm
[RECAP] Chuỗi Workshop MARKET-A – CLB Chứng khoán SCUE – Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH)

Chiều ngày 15/05/2025 vừa rồi, UniTrain đã hân hạnh có mặt với vai trò là Nhà tài trợ Bạc tại buổi Workshop 2: OPTIVEST thuộc chuỗi chương trình Workshop MARKET-A do

Xem thêm