Một công ty thành công không chỉ có doanh thu cao mà còn có tầm ảnh hưởng. Bài viết này sẽ thay đổi cách nhìn của bạn, và tôi tin rằng bạn có thể tác động tích cực đến lợi ích xã hội nhờ công việc kinh doanh của mình.
Điều này sẽ chỉ xảy ra khi bạn là người có óc sáng tạo và có lòng tốt với xã hội cũng như với doanh nghiệp của mình.
Là một nhà sáng lập, cựu giám đốc điều hành của Starbucks, Howard Schultz luôn đặt ra câu hỏi rằng:
Bạn làm thế nào để mở rộng quy mô của một cửa hàng cà phê đến nhiều nơi khác trên thế giới? Bạn sẽ làm thế nào để nhân viên của mình làm việc liên tục, tích cực và trung thành với công ty? Bạn sẽ làm gì để đảm bảo trải nghiệm tuyệt vời cho hàng trăm triệu khách hàng mỗi tuần tại các chi nhánh trên toàn nước Mỹ?
Khi doanh nghiệp của bạn có quy mô càng lớn, bạn càng có cơ hội tác động tới cuộc sống với nhiều mức độ khác nhau. Bạn có thể tác động tới nhân viên, khách hàng và cả cộng đồng.
Các lựa chọn của bạn sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, chất lượng tương tác, tầm nhìn và tương lai của nhiều nhân viên trong công ty. Bạn có cơ hội để thay đổi thế giới, khiến nó trở nên tốt hơn hoặc xấu đi.
Từ buổi thảo luận với Howard, đây là 3 bài học quan trọng được rút ra để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
Bài học thứ #1: Lợi nhuận không phải tất cả
Howard Schultz từng nói rằng: “Tôi nghĩ mình luôn nhạy cảm với những người có cuộc sống khó khăn. Khi Starbucks phát triển, tôi cho rằng mình nên cố gắng xây dựng một công ty dựa trên lòng tốt như cha tôi đã từng mong đợi mà chưa có cơ hội thực hiện. Một công ty sẽ cố gắng cân bằng lợi nhuận và lương tâm”.
Howard muốn cân bằng giữa lợi nhuận và lương tâm, như thể lợi nhuận tăng cao thì ông sẽ cắn rứt lương tâm và ngược lại.
Sự thật thú vị là lợi nhuận và lương tâm không phải kẻ thù hay bạn bè. Bạn phải tự tìm cách để kết hợp chúng với nhau. Howard không đặt lợi ích lên trước lợi nhuận, nhưng ông cũng không đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
Bài học thứ #2: Sự đầu tư thông minh nhất là đầu tư vào nhân viên
Trong cuộc nói chuyện giữa Howard Schultz và các nhà đầu tư, ông đã đề xuất về lợi ích sức khỏe và vốn chủ sở hữu cho 100 nhân viên đầu tiên của Starbucks, trước khi công ty có lợi nhuận.
Howard Schultz cho biết: “Tôi muốn đầu tư vào nhân viên của mình. Bởi vì chúng tôi có thể giảm hao mòn lao động, nâng cao hiệu suất làm việc và quan trọng nhất là tạo ra một nơi mà các nhân viên đều cảm thấy họ là một phần trong đó”.
Hãy chú ý là Howard không hề nói rằng: “Tôi muốn đầu tư vào con người vì đó là một điều đúng đắn” hoặc “Tôi muốn đầu tư vào nhân viên của mình vì trước đây không có ai đầu tư cho cha tôi”.
Để phát triển lợi ích xã hội với tư cách một nhà sáng lập, bạn cần suy nghĩ sáng tạo về cách nó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn như thế nào.
Bạn cũng có thể thực hiện nó bằng cách mà chưa ai từng nghĩ tới. Lợi ích xã hội có thể hơi thiên về cảm xúc, nhưng không thể phủ nhận kinh doanh nên dựa trên lợi ích xã hội.
Nếu bạn yêu cầu bản thân tuân thủ theo kỷ luật, bạn có thể mở rộng ảnh hưởng của mình.
Howard rất thông thạo điều này. Ông đã tạo ra cơ hội thông qua cuộc nói chuyện với các nhà đầu tư của Starbucks.
Ông mang lại lợi ích cho nhân viên, đồng thời mang lại lợi nhuận tốt cho các cổ đông.
Nhưng quay trở lại với giả thuyết của Howard, ông không nhìn nhận việc kinh doanh của mình như những người khác.
Đối với ông, đổi mới không chỉ là thử nghiệm một vị mới của cà phê cappuccino. Mà còn là các chương trình phúc lợi dành cho nhân viên để họ gắn bó và trung thành hơn với công ty. Như trang trải học phí cho nhân viên toàn thời gian và bán thời gian. Hay mua bảo hiểm y tế hoặc cho nhân viên vốn chủ sở hữu…
Nhưng nếu bạn vẫn muốn duy trì tính cạnh tranh, bạn phải giữ thái độ hài lòng khi nhân viên đưa ra các nhu cầu và mong muốn của họ.
Bài học thứ #3: Đừng đánh giá quá thấp sức mạnh của việc tương tác với nhân viên
Theo Howard Schultz “Starbucks sẽ đạt doanh thu từ 23 đến 25 tỷ USD trong năm nay, nhưng doanh thu trung bình của chúng tôi chỉ là 5 USD. Chúng tôi đang kinh doanh nhỏ, vì vậy để đạt được mức doanh thu như Starbucks, chúng tôi cần coi trọng hành vi của nhân viên… Chúng tôi đang nhìn qua một lăng kính khác, không chỉ về mặt đổi mới cà phê và thiết kế cửa hàng. Mà chúng tôi có thể làm gì đó với nhân viên của mình.”
Khi các công ty đạt được quy mô lớn như Starbucks, chắc chắn họ không thể tránh được việc đối mặt với những thách thức mới. Hai câu hỏi được đặt ra: “Tôi sẽ làm điều tốt như thế nào?” và “Làm cách nào để tôi kinh doanh tốt?”
Bạn có tiếp tục làm những điều mà Howard gọi là “di truyền” của doanh nhân không? Bạn giữ sự tập trung của nhân viên như thế nào? Làm sao mà bạn có thể ngăn khách hàng trở thành “doanh thu” và nhân viên trở thành những người “cần trả lương”?
Khi công ty lớn mạnh sẽ phải đối mặt với những câu hỏi này. Đây chính là viễn cảnh mà Howard tự vẽ ra khi ông bước sang một con đường mới. Ông tự hỏi mình có thể mang lại sự đổi mới nào cho thị trường và các nhân viên của mình.
Nhưng khi nghĩ về nhân viên một cách rộng hơn, tất cả các doanh nghiệp đều có thể rút ra bài học ở đây. Khi chúng ta xây dựng một thứ gì đó có thể ảnh hưởng tới thế giới như cách Starbucks đã làm, hãy tự hỏi: Chúng ta muốn đại diện cho điều gì? Chúng ta có thể có tác động đến điều gì? Làm thế nào chúng ta có thể làm cho cuộc sống của mọi người thực sự trở nên tốt hơn? Và làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó từ việc củng cố doanh nghiệp của mình?
Chìa khóa thành công của Starbucks là gì? Howard đã nhiều năm tập trung vào hạnh phúc của nhân viên, ông luôn đặt ra câu hỏi “Chúng ta có thể làm gì từ góc độ con người?” Đây là một câu hỏi mà tất cả các doanh nghiệp nên tự hỏi thường xuyên hơn.
Doanh nghiệp và tiếp thị
Xem thêm
[Tải miễn phí] Template Excel lập ngân sách và phân tích kết quả kinh doanh