Field Parameters – Bí kíp tùy chỉnh báo cáo linh hoạt trên Power BI

Field Parameters

Trong trực quan hóa dữ liệu, Power BI của Microsoft đã thay đổi cách người dùng khai thác và tương tác với thông tin. Một trong những tính năng nổi bật giúp báo cáo linh hoạt hơn chính là Field Parameters – cho phép chuyển đổi giữa các trường dữ liệu trong biểu đồ một cách dễ dàng. Dù bạn là người mới hay đã có kinh nghiệm, việc nắm vững Field Parameters sẽ giúp báo cáo sinh động và tùy biến hơn. 

Trong bài viết này, UniTrain sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Field Parameters hiệu quả, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua các yếu tố động trong Power BI. 

Bật tính năng Field Parameters trong Power BI 

  • Mở Power BI Desktop 
  • Chọn File > Options and Settings > Options 
  • Trong mục Preview Features, tích chọn Field Parameters 
  • Khởi động lại Power BI Desktop để áp dụng thay đổi. 
Field Parameters
Field Parameters

Tạo Field Parameter 

Trong Power BI Desktop, ở chế độ Report View : Chọn Modeling > New parameter > Fileds. 

Field Parameters
Field Parameters
  • Sau đó đặt tên cho Field Parameter. 
  • Chọn các measure hoặc field bạn muốn cho phép chuyển đổi (ví dụ: Kênh tiếp nhận, Kênh tiếp cận) 
  • Trước khi nhấn Create, hãy đảm bảo bạn đã tích chọn tùy chọn “Add slicer to this page”
    → Tùy chọn này sẽ tự động thêm một slicer vào báo cáo, cho phép người dùng tương tác trực tiếp với Field Parameter. 

Field Parameters

Thêm Parameter vào Chart

Chọn Chart > Add Parameter vừa tạo vào vào phần Values, Axis hoặc Legend tùy loại biểu đồ.

Ví dụ: ở đây muốn xem Chi phí Marketing theo các Kênh tiếp cận và Kênh tiếp nhận. 

Do đó thay vẽ 2 biểu đồ tương tự nhau, ta thể sử dụng Field Parameter để trực quan một cách linh hoạt chỉ thể hiện đúng trường dữ liệu khi được chọn. 

Field Parameters
Field Parameters

Kết luận

Field Parameters trong Power BI một công cụ mạnh mẽ giúp người dùng linh hoạt chuyển đổi giữa các trường dữ liệu, từ đó tăng tính tương tác trải nghiệm báo cáo. Bằng cách làm theo hướng dẫn trong bài, bạn thể dễ dàng áp dụng tính năng này vào báo cáo của mình.

Theo dõi Fanpage UniTrain để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Xem thêm:

Phân tích và trực quan hóa dữ liệu trên Power BI – Essentials

Phân tích và trực quan hóa dữ liệu trên Power BI – Advanced

Phân biệt hàm SUM, SUMX và CALCULATE trong Power BI

Bài viết liên quan
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ các trợ

Xem thêm
Truy vấn lồng (Subquery) trong SQL – Bí kíp giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao

Truy vấn lồng (Subquery) là một trong những công cụ hiệu quả trong SQL, giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao hơn so với

Xem thêm
Hàm TRIMRANGE() – Hàm xóa giá trị trống “đỉnh” hơn cả TRIM.

Như bạn đã biết hàm TRIM() trong Excel giúp loại bỏ các ký tự trống (khoảng trắng). Tương tự vậy hàm TRIMRANGE() được sử dụng để xóa các giá trị trống khỏi một phạm vi

Xem thêm
Một số hàm sắp xếp (Sort) phổ biến trong Numpy

Sắp xếp (Sort) là một thao tác phổ biến trong phân tích dữ liệu và lập trình. Nó liên quan đến việc sắp xếp các phần tử trong một tập hợp theo

Xem thêm