Nếu bạn là một người giải quyết vấn đề đầy sáng tạo, có một đầu óc phân tích mạnh mẽ và định hướng tốt với các con số, thì ý tưởng trở thành một nhà phân tích tài chính doanh nghiệp nên nằm trong tâm trí bạn. Theo dõi tài chính của một công ty hay dự báo tương lai của một công việc kinh doanh không chỉ cung cấp trí tuệ cho bạn, nó còn trở thành một nghề nghiệp có thể sinh lợi, với mức lương ở cấp bậc thấp nhất là 60.000$ – 70.000$, thu nhập tiềm năng trong tương lai có thể đạt tới sáu hay thậm chí bảy con số, và chỉ số phát triển nghề nghiệp là 12% đến năm 2024.
Dĩ nhiên, điều này cực kỳ tốt – nhưng để trở thành một nhà phân tích tài chính có thu nhập cao không hề đơn giản. Dù bạn ngồi trong trường đại học xem xét con đường nghề nghiệp này hay bạn tìm kiếm một cơ hội từ công việc tạm thời của mình, có lẽ bạn sẽ tự hỏi vai trò này có thực sự dành cho bạn hay không và, nếu có, bạn có thể làm gì để đưa bản thân mình tiến đến con đường để đạt được sự thành công.
Mặc dù chúng tôi không thể cho bạn tất cả câu trả lời với từng trường hợp, nhưng chúng tôi có thể cho bạn một vài ý tưởng về cách để bắt đầu. Hãy đọc về ba bước bên dưới nếu bạn nghĩ đến việc trở thành một nhà phân tích tài chính doanh nghiệp.
Bước 1: Tìm Hiểu Vai Trò Này Thực Sự Là Gì
Đôi khi có một lỗ hổng trong hiểu biết giữa vai trò của một nhà phân tích tài chính doanh nghiệp – cũng được gọi là một Chuyên Gia Phân Tích Và Lập Kế Hoạch Tài Chính (FP&A) – so với rất nhiều vai trò trong lĩnh vực tài chính khác, như là người môi giới chứng khoán, kế toán, và nhiều cái khác nữa – và bạn sẽ muốn biết chính xác nghề này sẽ đòi hỏi những gì trước khi mạo hiểm.
Các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp điển hình làm việc trong một tổ chức, hỗ trợ các quyết định quản lý bằng việc cung cấp thông tin tài chính nhằm thúc đẩy hành động. Họ theo dõi các báo cáo tài chính, chi phí, thuế, và những chi tiết tài chính khác để chọn lọc ra nơi mà công ty có thể kiếm tiền. Thông qua những nỗ lực đó, các nhà phân tích tài chính phát triển kế hoạch và tìm kiếm các cơ hội mới để xây dựng lợi nhuận. Nó khác với các kế toán, người làm việc trên các dữ liệu được ghi lại trong lịch sử thay vì đưa ra sự dự đoán, và những người môi giới chứng khoản, người mà tìm kiếm các cơ hội để tăng lợi nhuận thông qua thị trường chứng khoán.
“Tôi có một nền tảng về kế toán nhưng tôi đã dành thời gian của mình để phân tích giá, dự thảo ngân sách, dự báo và đo lường. Đó là những điều tôi quan tâm – cách tôi có thể điều khiến một công việc kinh doanh để tự nó tiến về phía trước, thay vì cách tôi đầu tư một cách thích đáng.” Jake Bailey, FP&A, Nhà Kiểm Soát và Giám Đốc Tài Chính cho Tana Exploration đã chia sẻ về quyết định của anh ấy khi tập trung vào lĩnh vực phân tích tài chính. “FP&A vẫn có mảng đầu tư – lập kế hoạch đưa ra quyết định – nhưng nó vẫn còn nhiều hơn từ quan điểm của tôi: Tôi làm việc cho công ty; vậy sự đầu tư tốt nhất chúng tôi có thể đưa ra với vốn của mình là gì?”
Có rất nhiều nguồn tuyệt vời có thể giúp bạn xác nhận đây là con đường dành cho bạn. Hãy kiểm tra đặc điểm của “một ngày trong đời” của một nhà phân tích tài chính doanh nghiệp và quản lý FP&A, sau đó lên kế hoạch thực hiện một vài cuộc gặp gỡ để hiểu công việc này đòi hỏi điều gì hàng ngày hay hàng tuần. Và để bắt đầu đẩy mạnh hiểu biết của bạn về vấn đề này, hãy đọc một vài cuốn sách về tài chính đã định hình thế giới đầu tư trong thời gian dài. Nhà Đầu Tư Thông Minh, một cuốn sách của Benjamin Graham (người cố vấn của Warren Buffett) thảo luận về giá trị đầu tư, và The Essays of Warren Buffett: Lessons for Corporate America, cuốn sách đã đưa ra những bí mật của Buffett về điều khiến cho một công ty được đảm bảo về mặt tài chính, nó hoàn toàn đáng với thời gian bạn bỏ ra.
Bước 2: Tìm Hiểu Về Những Điều Trong Giáo Dục Mà Bạn Cần – Và Những Điều Bạn Không Cần
Nếu bạn vẫn còn chưa tốt nghiệp, hãy xem xét việc kiếm một tấm bằng trong lĩnh vực tương tự, như là kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh, thống kê, hay toán học, chúng là tất cả những con đường phổ biến trong nghề nghiệp.
Nhưng nếu như bạn đã học xong đại học và xem xét chuyển vào lĩnh vực này thì sao? Điều này sẽ là một thách thức hơn nhiều, mặc dù là không phải là không thể. Cách phổ biến nhất để chuyển sang vai trò phân tích tài chính đó là có được một tấm bằng MBA. Điều này có thể phải tốn chi phí khá cao, mặc dù vậy, những người ở vị trí nghiên cứu bậc thấp nhất hay thậm chí những thực tập sinh trong lĩnh vực này đều thấy rằng một vài khóa học sau đại học hay những khóa học trong ngành công nghiệp khác có thể cho bạn một lợi thế khi bắt đầu. Hãy điều tra Investopedia để có nhiều lựa chọn hơn với những người mới trong lĩnh vực này.
Nếu bạn đang ở đâu đó ở giữa, với một vài nền tảng về tài chính hay kế toán nhưng không đủ ấn tượng để có được vị trí hàng đầu của bạn sau này, hãy xem xét đến một tấm bằng tài chính, như là Bằng Chuyên Gia Phân Tích Và Lập Kế Hoạch Tài Chính Doanh Nghiệp được cấp bởi Hiệp Hội Chuyên Gia Tài Chính. Nó có thể cung cấp cho bạn kiến thức và tấm bằng để giúp bạn phát triển công việc tạm thời ở công ty, thậm chí với những người không có bằng kinh doanh. Nếu bạn có tối thiểu một tấm bằng cử nhân với ít nhất một khóa về tài chính trình độ cao đẳng và hai khóa về tài chính hay kế toán quản lý, cũng như ba năm kinh nghiệm làm việc, đây là một lựa chọn tuyệt vời để xem xét.
“Mãi cho đến khi chức vụ FP&A ra đời, thực sự không có một tấm bằng nào hợp với tôi”, Travis Lockhart, FP&A đã nói, người đã được thăng cấp từ nhà phấn tích tài chính và kinh doanh thành quản lý FP&A tại công ty của anh ấy – cùng với sự tăng lương – sau khi có tấm bằng FP&A.
Cuối cùng, tấm bằng nên giúp cải thiện và làm nổi bật kinh nghiệm của bạn – và nâng cao phần sơ yếu lý lịch của bạn.
Bước 3: Chuẩn Bị Cho Sự Phát Triển Nghề Nghiệp Của Chính Bạn
Mục tiêu của nhiều chuyên gia phân tích tài chính doanh nghiệp đó là đạt được cấp độ giám đốc FP&A. Vị trí này chính thức ở bên dưới CFO – đó không phải là một vị trí tệ.
Nhưng bạn sẽ cần làm việc theo cách để đạt tới trình độ đó. Nhà phân tích tài chính doanh nghiệp điển hình bắt đầu một nhóm gồm ba hay bốn người, báo cáo cho một nhà phân tích cấp cao. Nếu bạn làm trong một công ty đa quốc gia, bạn sẽ xử lý một sản phẩm đặc trưng – ví dụ, nếu bạn làm việc tại P&G, bạn có lẽ sẽ tập trung vào nhãn hiệu Tide, báo cáo cho nhà phân tích cấp cao. Nhà phân tích cấp cao điển hình sẽ báo cáo cho quản lý FP&A, người sẽ giám sát tất cả nhãn hiệu. Sau ít nhất năm năm kinh nghiệm – tùy thuộc vào kích cỡ của công ty – cùng với sự đào tạo, những tấm bằng và những dự án thành công, bạn sẽ sẵn sàng bước vào vai trò quản lý FP&A.
Khi nhìn vào những vị trí đó, xem xét những cơ hội khác sẵn có nhiều hơn ở những tổ chức và công ty startup đã thành lập. Những công ty lớn hơn có dữ liệu tài chính phức tạp hơn và có nhiều nhà phân tích theo sự bố trí của họ, vậy nên, họ có thể sẽ chăm sóc những tài năng trẻ tuổi trước khi tăng thêm trách nhiệm của họ. Những công ty có triển vọng, theo cách khác, sẽ không xử lý báo cáo tài chính, và họ có lẽ sẽ không có một hệ thống cấp bậc chính thức cho những người đủ trình độ chuyên môn để tạo cho họ. Vì vậy, thách thức này dành cho bạn. Hoặc là bạn lựa chọn tạo dựng trong thời gian dài; nó quan trọng nếu bạn hứng thú với những cái chưa sẵn có của một doanh nghiệp startup mới, còn rời rạc, hoặc nếu bạn thích đi con đường truyền thống hơn, cái mà bạn sẽ thể học được bằng cách làm việc dưới quyền ai đó.
Với bất cứ nghề nghiệp nào, có rất nhiều bước khác trên con đường bạn đi. Nhưng chúng nên cho bạn một nền tảng vững chắc để quyết định nghề nghiệp phân tích và lập kế hoạch tài chính là phù hợp với bạn – và tiến đến con đường để đat được thành công.
———-
Tác giả: Amanda Kreuser
Dịch Giả: [Nguyễn Kim Phượng] – Nguồn: ToMo: Learn Something New
Xem thêm