Là chủ doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo của bạn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc của cả doanh nghiệp. Các quản lý cấp cao đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quyết định của nhân viên trong việc nên ở lại hay rời bỏ doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn một phong cách lãnh đạo đúng đắn, phù hợp ngay từ đầu vô cùng quan trọng.

1. Kiểu lãnh đạo luôn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người

Thực tế là trong cuộc sống, bạn sẽ không bao giờ có thể làm hài lòng tất cả mọi người, Và điều tương tự cũng xảy ra khi bạn làm lãnh đạo. Bạn sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn mà không phải tất cả nhân viên đều cảm thấy sẵn lòng tuân theo.

 

Thói quen vòng vo tam quốc hay việc trì hoãn khi đưa ra những quyết định khó khăn sẽ chẳng đưa bạn đến đâu. Đây cũng là con đương dẫn đến hủy hoại hiệu suất làm việc của doanh nghiệp và đẩy doanh nghiệp vào sự trì trệ.

 

Viêc trì hoãn trước những quyết định khó khăn không chỉ gây nguy hiểm cho tương lai của doanh nghiệp mà còn khiến bạn mất đi sự tôn trọng từ cấp dưới. Ngược lại, sự cương quyết và cứng rắn khi phải đưa ra những quyết định khó khăn sẽ gây ấn tượng mạnh đối với nhân viên, và khuyến khích họ có cách hành động tương tự trong công việc.

 

Mặc dù không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng bạn sẽ là một nhà lãnh đạo hiệu quả nếu bạn có lý lẽ xác đáng mỗi khi đứng trước những hoàn cảnh khó khăn

 

2. Kiểu lãnh đạo hay “biến mất”

Không thể phù nhận được rằng việc quản lý từ xa sẽ giúp tạo ra thử thách cho nhân viên, từ đó tạo điều kiện để họ tự bộc lộ ra tiềm năng của bản thân. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không bao giờ xuất hiện.

 

Làm gương cho nhân viên là một cách hay để có được sự tôn trọng từ họ. Chắc chắn mọi nhân viên đều muốn làm việc dưới quyền một người quản lý có đủ 3 yếu tố tâm – tài – tầm, người có thể giúp họ trưởng thành và phát triển trong sự nghiệp. Không ai muốn có một người sếp quản lý từ xa và không bao giờ xuất hiện để đưa ra những lời chỉ dẫn, tư vấn khi cần.

 

3. Kiểu lãnh đạo thích “tiểu tiết”

Mặc dù việc dẫn dắt đôi nhóm bằng cách làm gương rất quan trọng nhưng đừng áp dụng nó một cách thái quá. Quản lý theo kiểu “tiểu tiết” là cách làm mà mọi nhân viên đều không mong muốn

Lãnh đạo đôi khi muốn sát sao với công việc, tuy nhiên, đừng nên đi quá giới hạn. Việc quản lý chi li từng chút một sẽ khiến nhân viên cảm thấy họ không đóng góp được giá trị gì cho tổ chức. Họ sẽ có cảm giác rằng bạn không đủ tin tưởng để trao cho họ quyết tự quyết

Cách làm khôn ngoan là bạn chỉ nên can thiệp khi thực sự thấy có vấn đề xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Tuy nhiên, trong giới hạn nhất định, đừng ngại để nhân viên được phép phạm sai lầm. Bởi như vậy họ sẽ nhớ và tự rút ra bài học cho những lần kế tiếp mà bạn thì không cần tốn nhiều công sức, thời gian để chỉ bảo. Trong những trường hợp nhân viên phạm sai lầm, thay vì chỉ trích, hãy đưa ra những góp ý mang tính xây dựng vào những lúc hợp lý.

4. Kiểu lãnh đạo “chiều chuộng” nhân viên

Tương tự như phong cách lãnh đạo hay “biến mất”, những nhà lãnh đạo theo phòng cách “chiều chuộng” nhân viên thường là vì không muốn tham gia sâu vào hoạt động hàng ngày của nhân viên. Tuy nhiên, sự dễ dãi của họ lại khiến cho nhân viên cảm thấy như họ không tồn tại.

Kiểu quản lý này sẽ chỉ dẫn đến kết quả là nhân viên mắc càng nhiều sai lầm hơn. Nếu bạn lùi lại sau quá lâu và quá thường xuyên, bạn sẽ không thể can thiệp kịp thời để đưa ra những lời khuyên, chỉ dẫn cho nhân viên nếu có vấn đề xảy ra. Dần dần, qua thời gian, nhân viên của bạn sẽ không thể học thêm gì mới và chẳng thể tiến bộ trong sự nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang hủy hoại tương lai công ty như cách lãnh đạo “tiểu tiết” ở trên

5. Tự bơi hay chết chìm

Kiểu lãnh đạo này có lẽ sẽ không phù hợp với thế hệ nhân viên “millennial” – những người thuộc thế hệ 8X-9X. Cách “ném” nhân viên vào hoàn cảnh khó khăn để họ tự tìm cách “sống sót” có thể hiệu quả trong một số trường hợp, nhưng nếu bạn áp dụng thái quá thì nguồn nhân sự của công ty có thể sẽ thay đổi liên tục.

Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những vị trí cần nhiều kiến thức và kỹ năng thuộc về kỹ thuật vì việc đào tạo là điều bắt buộc phải có. Nếu bạn để cho nhân viên tự “vùng vẫy” trong những vấn đề quá khó khăn mà bản thân họ chưa được chuẩn bị kỹ càng thì không những kết quả kinh doanh của công ty đang bị đe dọa mà ngay cả mức độ stress trong công ty cũng bị nâng lên

Vậy phong cách lãnh đạo nào mới là tối ưu?

Việc lựa chọn một phong cách lãnh đạo phù hợp không phải là điều dễ dàng. Ngoài ra, không có một phong cách nào là đúng với tất cả mọi người. Đặc biệt trong hoàn cảnh nguồn nhân sự và đội nhóm cũng liên tục thay đổi, với những nhu cầu và nền tảng kinh nghiệm, kiến thức khác nhau.

Trước hết, bạn cần cần nhắc xem nhân viên của bạn cần gì, ngành bạn đang làm việc có gì đặc biệt và khối lượng công việc nhiều đến đâu. Bạn có thể thấy rằng việc kết hợp một vài khía cạnh trong 5 phong cách lãnh đạo trên kia, trong một số trường hợp có thể sẽ tạo thành một phong cách lãnh đạo hoàn hảo cho doanh nghiệp.

–UniTrain sưu tầm và biên dịch–

Xem thêm

Kế hoạch tài chính – Budget là gì?

Khóa học Quản trị Tài chính doanh nghiệp