Bản chất thực sự của Dashboard trong môi trường kinh doanh

Trong môi trường kinh doanh gần đây, chắc hẳn không ít bạn có nghe nói tới cụm từ Dashboard hay Bảng điều khiển kỹ thuật số. Hiểu một cách ngắn gọn nhất thì Dashboard cung cấp một cái nhìn khái quát về toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ trong một màn hình. Dễ hiểu và toàn diện, nhưng không quá nhiều. Phần giải thích ngắn gọn nhưng cần thiết, bao gồm thước đo mỗi hạng mục và một vài từ khóa quan trọng.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng nhận thức đúng đắn về vai trò của dashboard. Có không ít người xem dashboard như một bảng tổng hợp số liệu. Nhận thức như vậy là đã giảm giá trị của dashboard đi rất nhiều. Chính sự thiếu hụt về nhận thức này khiến cho các nhà phân tích và cấp quản lý dễ bị lạc lối trong một “bể” thông tin mà không biết nên dựa vào cơ sở nào để ra quyết định.

Để tránh mắc phải cái bẫy thông tin của dashboard, người tạo lập cũng như người sử dụng dashboard cần lưu tâm tới những yếu tố sau:

1. Cái nhìn sâu sắc – Insight

Đừng mô tả lại những gì số liệu nói. Hãy đưa ra những nguyên nhân sâu xa để người đọc có cái hiểu sâu sắc về các con số.

  • Ví dụ:

Chi phí hoạt động quý này tăng cao 20% so với tháng trước. Bạn trình bày con số so sánh này kèm theo việc sắp xếp trật tự những biểu đồ chi phí từ lớn đến bé theo từng khoản mục chi phí. Có như vậy, người đọc sẽ dễ dàng thấy được khoản mục chi phí tăng trọng yếu.

Bên cạnh đó, bạn hãy trình bày một vài đồ thị xu hướng về nguyên nhân tăng chi phí, chẳng hạn như đơn giá điện hay thời gian sử dụng điện qua các tháng kiến chi phí điện tăng đáng kể, điều này làm chi phí hoạt động toàn công ty tăng cao.

2. Đề xuất hành động – Recommendations of Actions

Dựa trên những thông điệp bạn rút ra được thông qua các dữ liệu, hãy dùng ngôn ngữ của mình để đưa ra các đề xuất hành động.

Ví dụ bạn có thể trình bày biểu đồ tỷ trọng nhằm truyền đạt thông điệp: “Chúng ta đã không đạt được mục tiêu về doanh thu sản phẩm mới do :

  • Cách tiếp thị chưa hiệu quả – 70%
  • Giá quá cao – 20%
  • Chất lượng sản phẩm không tốt – 10%

Như vậy hành động cần làm chính là thay đổi cách marketing về sản phẩm đến với người dùng chính là thông điệp mà báo cáo hướng đến.

3. Tác động kinh doanh – Business Impact

Một câu hỏi mà bạn có thể gặp phải, đó là: Nếu đề xuất của bạn được chấp nhận và toàn bộ công ty bắt đầu hành động, thì hoạt động kinh doanh sẽ chịu tác động như thế nào. Đây chính là vấn đề.

Một bảng báo cáo Dashboard mô tả những thực trạng và đề xuất những hành động của các chuyên viên phân tích cần có một bức tranh tổng kết. Đó chính là những tác động một cách tổng quan đến các chỉ số kinh doanh hiện tại nếu thực hiện các phương án đề xuất trong báo cáo thông qua biểu đồ Waterfall.

Free download Waterfall Template

Điều này giúp các nhà quản trị hay ban điều hành doanh nghiệp có thể chọn ra giải pháp tối ưu nhất.

——————

Xem thêm

Diện mạo báo cáo hiện đại Dashboard 

Combo 3 Excel for analysts

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
MỞ BAO LÌ XÌ – NHẬN NGAY ƯU ĐÃI ĐẦU NĂM

UNITRAIN ƯU ĐÃI THÁNG 1 Bạn đã sẵn sàng nâng cấp kiến thức, phát triển kỹ năng và bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu sự nghiệp trong năm nay

Xem thêm
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm