Bài viết do UniTrain tổng hợp nhằm lược sử và giới thiệu các loại thuế cần biết khi kinh doanh tại Việt Nam.
Năm 2007, Luật Quản lý thuế lần đầu tiên được thực hiện. Cũng trong năm này, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập cá nhân. Sau đó vào năm 2008, 3 luật về thuế quan trọng khác được sửa đổi: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Tất cả các luật này được thực hiện vào năm 2009 và sau đó tiếp tục được sửa đổi vào năm 2014-2015.
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (“CIT”)
Các tổ chức sau đây đều phải thực hiện nghĩa vụ với loại thuế này:
– Doanh nghiệp được thành lập theo luật Việt Nam/ luật hợp tác xã tiêu dùng, doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam (cho dù được đăng ký thành lập tại Việt Nam hay không);
– Các tổ chức chuyên nghiệp được thành lập theo luật Việt Nam;
– Bất kỳ tổ chức nào có hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh và có thu nhập từ hoạt động đó tại Việt Nam
Hiện tại, mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp có thể giảm theo chính sách khuyến khích đầu tư. Một số doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp sau đó sẽ chịu mức thuế suất cao hơn:
– Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xăng dầu (32%-50%),
– Các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động thăm dò, thám hiểm và khai thác các tài nguyên thiên nhiên (40%-50%).
Free Download một số văn bản pháp luật liên quan thuế thu nhập doanh nghiệp:
TẠI ĐÂY
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (“VAT”)
Đây là một loại thuế gián tiếp và người thực sự chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và nhập khẩu đều chịu loại thuế này.
Nói một cách khái quát, VAT được áp dụng trên khoản giá trị tăng thêm, ở mỗi khâu từ sản xuất cho tới phân phối trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh đóng vai trò như những điểm thu hộ của cơ quan thuế.
Mức thuế suất tiêu chuẩn là 10%.
Ngoài ra, sẽ có những mức 5%, 0% và mức được miễn thuế, cụ thể như sau:
– 0%: mức này áp dụng cho hàng hóa/ dịch vụ xuất khẩu bao gồm những loại được bán ra nước ngoài/ khu vực phi thuế quan và được tiêu thụ ngoài lãnh thổ Việt Nam/ khu vực phi thuế quan; các hàng hóa được xử lý để xuất khẩu hoặc xuất khẩu trong nước (có áp dụng một số điều kiện), hàng hóa được bán cho các cửa hàng phi thuế, các loại dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng và lắp ráp được thực hiện cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ hàng không, hàng hải và vận tải quốc tế.
– 5%: mức này áp dụng cho những lĩnh vực kinh tế liên quan đến những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, bao gồm: nước sạch, hỗ trợ giáo dục, sách, thực phẩm chưa qua chế biến, thuốc và các thiết bị y tế, hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật/khoa học, mủ cao su, đường và các sản phẩm phụ từ đường, sản phẩm/ dịch vụ về văn hóa/ nghệ thuật/ thể thao và nhà ở xã hội.
– Mức miễn thuế: một số sản phẩm nông nghiệp nhất định, phân vô cơ, thức ăn cho gia súc/gia cầm, hải sản và các loại động vật khác; hàng hóa/ dịch vụ được cung cấp bởi các cá nhân có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống; dàn khoan dầu nhập khẩu, loại máy bay/ tàu biển không được sản xuất tại Việt Nam; chuyển quyền sử dụng đất; các dịch vụ cho vay và tài chính phái sinh….
Free Download một số văn bản pháp luật liên quan thuếgiá trị gia tăng: TẠI ĐÂY
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (“PIT”)
Luật mới về thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 1/1/2009. Các cá nhân chịu loại thuế này dựa trên mức thu nhập của họ. Các cá nhân nước ngoài thuộc diện chịu thuế của công dân Việt Nam nếu họ thỏa một trong các điều kiện sau:
– Có mặt ở Việt Nam trong ít nhất 183 ngày (theo lịch Dương) hoặc trong 12 tháng liên tiếp tính từ ngày đầu tiên đến Việt Nam
– Có nơi ở lâu dài tại Việt Nam (bao gồm 1 nơi ở được đăng ký theo hình thức lâu dài/ lưu trú tạm thời dành cho người nước ngoài) và không thể chứng minh việc đóng thuế lưu trú tại quốc gia khác.
– Đi thuê nhà tại Việt Nam với điều kiện tối thiểu 183 ngày và không thể chứng minh việc đóng thuế lưu trú tại quốc gia khác
Free Download một số văn bản pháp luật liên quan thu nhập cá nhân:
TẠI ĐÂY
THUẾ NHÀ THẦU (”FCT”)
Loại thuế này được áp dụng cho cá nhân/ tổ chức nước ngoài có hoạt động kinh doanh và thu nhập từ nguồn tại Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp sau: “hoạt động cung cấp hàng hóa đơn thuần” theo INCOTERMS, các dịch vụ được thực hiện và sử dụng ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Có 3 phương pháp trả thuế nhà thầu, gồm:
– Phương pháp khấu trừ: nhà thầu sẽ khai thuế VAT và thuế CIT
– Phương pháp nộp thuế trực tiếp: thuế VAT và CIT của nhà thầu sẽ được giữ lại bởi khách hàng Việt Nam theo mức thuế suất được quy định dựa trên việc chi trả cho nhà thầu.
– Phương pháp phối hợp của 2 phương pháp trên: nhà thầu sẽ khai thuế VAT dựa trên cách tiếp cận khấu trừ và CIT theo cách nộp thuế trực tiếp
Free Download một số văn bản pháp luật liên quan thuếnhà thầu: TẠI ĐÂY
—————-
Xem thêm