Các hàm SQL thông dụng dành cho Data Analyst

SQL là một ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích dữ liệu – một lĩnh vực đang ngày càng phát triển và có nhu cầu cao về nhân lực. 

Đối với các Data Analyst, việc nắm vững các hàm SQL thông dụng là vô cùng cần thiết. Các hàm SQL giúp người dùng truy xuất dữ liệu, thao tác với dữ liệu và thực hiện các phân tích thống kê một cách hiệu quả. 

Hãy cùng UniTrain note lại ngay những hàm SQL thông dụng nhất dành cho Data Analyst thông qua bài viết này nhé! 

Hàm tập hợp

1. COUNT(): 

– Dùng để đếm số lượng bản ghi trong một bảng hoặc nhóm dữ liệu. 

– Cú pháp:  

SELECT COUNT(tên_cột) FROM tên_bảng;

2. SUM():

– Dùng để tính tổng của một tập hợp các dữ liệu số. 

– Cú pháp:  

SELECT SUM(tên_cột) FROM tên bảng;

3.AVG():

– Dùng để tính trung bình cộng của một tập hợp các dữ liệu số. 

– Cú pháp:  

SELECT AVG(tên_cột) FROM tên bảng;

4. MIN():

– Dùng để truy vấn giá trị nhỏ nhất của một cột. 

– Cú pháp:  

SELECT MIN(tên_cột) FROM tên bảng; 

5. MAX():

– Dùng để truy vấn giá trị lớn nhất của một cột. 

– Cú pháp:  

SELECT MAX(tên_cột) FROM tên bảng;

6. GROUP BY(): 

– Dùng để nhóm dữ liệu theo một hoặc nhiều cột, phục vụ cho việc sử dụng các hàm tập hợp. 

– Cú pháp:  

SELECT tên_cột, COUNT(tên_cột), SUM(tên_cột), AVG(tên_cột), MIN(tên_cột), MAX(tên_cột) 

FROM tên_bảng  

GROUP BY tên cột; 

Hàm chuỗi

7. CONCAT(): 

– Dùng để nối hai hoặc nhiều chuỗi thành một chuỗi duy nhất. 

– Cú pháp:  

SELECT CONCAT(chuỗi1, chuỗi2) 

FROM tên_bảng; 

8. UPPER(): 

– Dùng để chuyển đổi tất cả các chữ cái trong một chuỗi sang chữ in hoa. 

– Cú pháp:  

SELECT UPPER(chuỗi) FROM tên_bảng;

9. LOWER(): 

– Dùng để chuyển đổi tất cả các chữ cái trong một chuỗi sang chữ in thường. 

– Cú pháp:  

SELECT LOWER(chuỗi) FROM tên_bảng; 

10. LENGTH(): 

– Dùng để lấy độ dài của một chuỗi. 

– Cú pháp:  

SELECT LENGTH(chuỗi) FROM tên_bảng; 

Hàm thời gian

11. GETDATE(): 

– Dùng để truy vấn ngày hiện tại.  

– Cú pháp:  

SELECT GETDATE() FROM tên_bảng; 

12. DATEPART():

– Dùng để truy vấn một phần cụ thể của ngày tháng, chẳng hạn như ngày/tháng/năm. 

– Cú pháp:  

SELECT DATEPART(phần_thời_gian, ngày_cần_trích_xuất) FROM tên_bảng; 

13. DATEADD():

– Dùng để cộng hoặc trừ một khoảng thời gian xác định vào một ngày tháng cụ thể. 

– Cú pháp:  

SELECT DATEADD(dạng_thời_gian, số_lượng, thời_gian) 

FROM tên_bảng; 

Trong đó:  

– dạng_thời_gian: dạng thời gian sử dụng để tính thêm vào thời_gian, có thể là ngày, tuần, tháng hay năm,…  
– số_lượng: số lượng khoảng thời gian mà bạn muốn thêm. 
– thời_gian: khoảng thời gian bạn muốn thêm number vào. 

14. YEAR():

– Dùng để trích xuất phần năm của giá trị ngày. 

– Cú pháp:  

SELECT YEAR(ngày_cần_trích_xuất) FROM tên_bảng; 

Xem thêm: 

Giải Case Study cùng SQL

Toán tử trong SQL

Khóa học Ứng dụng SQL trong Xử lý dữ liệu

Combo 3 Khóa học Data Analytics

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ các trợ

Xem thêm
Truy vấn lồng (Subquery) trong SQL – Bí kíp giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao

Truy vấn lồng (Subquery) là một trong những công cụ hiệu quả trong SQL, giúp xử lý và truy xuất dữ liệu với mức độ phức tạp cao hơn so với

Xem thêm
Hàm TRIMRANGE() – Hàm xóa giá trị trống “đỉnh” hơn cả TRIM.

Như bạn đã biết hàm TRIM() trong Excel giúp loại bỏ các ký tự trống (khoảng trắng). Tương tự vậy hàm TRIMRANGE() được sử dụng để xóa các giá trị trống khỏi một phạm vi

Xem thêm
Một số hàm sắp xếp (Sort) phổ biến trong Numpy

Sắp xếp (Sort) là một thao tác phổ biến trong phân tích dữ liệu và lập trình. Nó liên quan đến việc sắp xếp các phần tử trong một tập hợp theo

Xem thêm