Power BI – Hướng dẫn cách tạo và sử dụng  Bullet Chart

Bullet Chart là một biểu đồ trực quan giúp cung cấp thông tin chi tiết và hiệu quả, là công cụ thường dùng để đo lường hiệu suất KPI trong doanh nghiệp.  

Cần lưu ý, Bullet Chart không có sẵn trong Power BI. Để sử dụng được Bullet Chart, bạn cần làm các bước sau:  

Bước 1: Nhấp vào dấu (…) ngay dưới Visualizations và chọn Get more visuals.

Bước 2: Tìm kiếm từ khoáBullettrên thanh tìm kiếm chọn Get it now đtải xuống đồ thị này. 

Bullet Chart sẽ được hiển thị trong thanh Visualizations như hình dưới đây: 

Để tìm hiểu về cách vận hành cũng như cách tạo biểu đồ BulletChart, ta tiến hành thực hành trên dữ liệu thực tế. Lấy ví dụ như bảng Microsoft Excel được hiển thị bên dưới làm tập dữ liệu mẫu. Bảng dữ liệu là điểm của các khóa học, trong đó có: 

  •  – Total (Tổng điểm),  
  •  – Actual (Điểm thực tế),  
  •  – Excellent (Điểm xuất sắc), 
  •  – Good (Điểm tốt),  
  •  – Satisfactory (Điểm đạt yêu cầu),
  •  – Fail (Điểm trượt)

Để nhập tập dữ liệu, nhấp vào Get data hoặc Excel workbook. Điều hướng đến tệp Excel cần sử dụng chọn sử dụng tệp đó. 

Cuối cùng, nhấp vào nút Load khi màn hình hiển thị dữ liệu của bạn xuất hiện.

1. Cách tạo biểu đồ Bullet Chart

Trong ví dụ này, ta tạo một biểu đồ bullet cơ bản bao gồm The score name (Tên điểm), The actual value (Giá trị thực tế của điểm) và Maximum Value (Giá trị tối đa của điểm) từ tập dữ liệu. 

Từ tệp dữ liệu, kéo cột Course vào miền Category và cột Actual vào miền Value và  Total vào miền Maximum. 

Trang dữ liệu hiển thị biểu đồ bên dưới. Những đường màu đen tương ứng với giá trị thực tế với giá trị điểm của các khoá học khác nhau trong tập dũe liệu thay đổi theo tỷ lệ tổng giá trị 

2. Thêm chú thích vào Bullet Chart

Sau khi đã xây dựng được Bullet Chart, có thể chú thích thêm vào bằng cách thêm các giá trị mục tiêu và các dải định tính. 

Với cột Prev.Avg thể hiện điểm mục tiêu là điểm trung bình đạt được trong những năm trước. Kéo cột Prev.Avg vào miền Target Value. 

Biểu đồ sau khi được chú thích sẽ tương tự với hình dưới đây. Các thanh dọc nhỏ đại diện cho giá trị mục tiêu, các thanh ngang ngang đậm đại diện cho giá trị thực tế. Từ đây, có thể kết luận rằng: Giá trị thực tế của điểm số môn Toán và Tiếng Anh đã vượt quá giá trị mục tiêu tương ứng.  Ngược lại, giá trị thực tế của điểm số môn khoa học và địa lý không đạt kỳ vọng.

3. Thêm các dải định tính vào biểu đồ để kiểm định chất lượng điểm số

Theo mặc định, Bullet Chart trong Power BI của Microsoft hỗ trợ các dải định tính sau: 

  •  – Minimum (Tối thiểu) 
  •  – Needs Improvement (Cần cải thiện) 
  •  – Poor (Kém) 
  •  – Satisfactory (Đạt yêu cầu) 
  •  – Good (Tốt) 
  •  – Very Good (Rất tốt) 
  •  – Excellent (Xuất sắc) 
  •  – Maximum (Tối đa)

Thêm các cột này từ tập dữ liệu vào trường thích hợp để tuỳ chỉnh. 

Biểu đồ sẽ thể hiện như hình minh hoạ dưới đây: 

Dải màu đỏ sẫm/ nâu sẫm ở bên trái thể hiện giá trị Need Improvement (Cần cải thiện) 

Dải màu vàng thể hiện giá trị Satisfactory (Đạt yêu cầu) 

Dải màu xanh lá cây nhạt thể hiện giá trị Good (Tốt) 

Dải màu xanh lá cây đậm thể hiện giá trị Very Good (Rất tốt) 

c mã màu này giúp người dùng dễ dàng nhận thấy rằng đối với môn Toán, điểm thực tế nằm trong thang điểm “Rất tốt” (màu xanh lá cây đậm), trong khi điểm của khóa học Tiếng Anh nằm trong thang điểm “Tốt”. 

 

4. Thay đổi màu sắc trong biểu đồ

Khi quan sát BulletChart, vì màu sắc của dải VeryGood và Good không rõ ràng lắm, ta có thể thay đổi dài màu Good sang màu xanh lá cây để dễ phân biệt hơn. 

Click vào Format > Color như hình dưới đây:  

Quan sát và nhận thấy đã có sự khác biệt giữa dải VeryGoodGood như hình minh hoạ dưới đây: 

5. Thay đổi hướng của biểu đồ

Theo mặc định, biểu đồ dấu đầu dòng sẽ nằm ngang, nhưng nó có thể nằm ngang hoặc dọc. 

Để làm được điều này, người dùng cần nhấp vào Format >Orientation. Trong ví dụ này, biểu đồ sẽ được thay đổi từ thanh ngang thành Vertical Top.

Từ biểu đồ ngang mặc định ban đầu đã được thay đổi thành biểu  đồ dọc với nhãn dán các môn học ở trên đầu.

Để tìm hiểu về chủ đề này, bạn đọc có thể xem thêm các bài viết dưới đây:

Cách sử dụng Slicer để lọc dữ liêu trong PivotTable

Trực quan hoá trong Power BI

Cách gộp nhiều file Excel vào thành một file bằng Power Query

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm