Việc quản lý và phân tích dữ liệu tài chính ngày càng trở nên phức tạp trong bối cảnh thị trường biến động. Các nhà quản lý tài chính cần có những công cụ trực quan dễ sử dụng để theo dõi, hiểu và đưa ra quyết định dựa trên những thông tin tài chính cốt lõi. Các mẫu dashboard tài chính được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu này, chúng giúp các nhà quản lý dễ dàng tiếp cận và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong bài viết này, UniTrain sẽ giới thiệu một số mẫu dashboard tài chính phổ biến, giúp trực quan hóa các chỉ số tài chính từ cơ bản đến phức tạp hơn về dòng tiền, lợi nhuận và dự báo. Các mẫu này có thể giúp bạn tối ưu hóa quy trình quản lý tài chính, đưa ra các quyết định chuẩn xác dựa trên dữ liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1. Tổng quan
Một dashboard tổng quan có thể hiển thị các KPI và số liệu cần thiết để xây dựng một bức tranh tổng quan về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp chỉ trong nháy mắt.
Một vài số liệu chúng ta có thể thêm vào dasboard tổng quan bao gồm:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate): Tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của tổng doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định, cho biết sự mở rộng hoặc thu hẹp doanh số bán hàng.
– Tỷ lệ thanh khoản (Current Ratio): Dữ liệu này đóng vai trò là chỉ báo về tính thanh khoản ngắn hạn và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ.
– Biên lợi nhuận gộp và ròng (Gross & Net Profit Margin): Biên lợi nhuận gộp cho thấy tỷ lệ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán (COGS), trong khi biên lãi ròng tính cả COGS và chi phí hoạt động. Cả hai đều cung cấp thông tin chi tiết về ảnh hưởng của chi phí đến lợi nhuận.
– Dòng tiền (Cash Flow): Lưu chuyển tiền mặt vào và ra khỏi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, cho biết khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và đầu tư cho tăng trưởng.
– Vốn lưu động (Working Capital): Chênh lệch giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng thanh toán cho các hoạt động hàng ngày và sự ổn định tài chính trong ngắn hạn.
Các loại biểu đồ ta có thể sử dụng trong dashboard này để chuyển đổi một lượng lớn thông tin thành một hình ảnh dễ hiểu chỉ trong nháy mắt bao gồm:
– Biểu đồ đường thể hiện xu hướng của doanh thu
– Biểu đồ cột so sánh sức khỏe tài chính theo quý
– Biểu đồ tròn mô tả sự phân chia chi phí
2. Lập ngân sách và dự báo
Dashboard này có thể giúp trực quan hóa các biến động giữa kế hoạch dự báo so với thực tế.
Trong Power BI, chúng ta có thể tổng hợp dự báo về ngân sách, dữ liệu về hiệu suất thực tế và dự báo tương lai một cách dễ dàng.
Một số chỉ số ta có thể chọn để hiển thị trong bảng điều khiển Power BI bao gồm:
– Tổng doanh thu so với kế hoạch: Chỉ số này đánh giá doanh thu thực tế của một tổ chức so với doanh thu dự kiến hoặc kế hoạch, cung cấp thông tin về sự thành công của các chiến lược tạo doanh thu.
– Ngân sách so với thực tế (Budget vs. Actuals): So sánh giữa các con số đã lập kế hoạch hoặc ngân sách với hiệu suất thực tế, giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ phù hợp giữa dự báo và kết quả thực tế.
– Chênh lệch Chi phí đối với bảng ngân sách (Expense Variances for Budget Sheet): Điều này liên quan đến việc theo dõi sự khác biệt giữa chi phí dự báo và chi phí thực tế, cho thấy phòng ban chi tiêu vượt quá hoặc thấp hơn so với số tiền đã lập kế hoạch.
Các hình ảnh trực quan mà bạn có thể sử dụng bao gồm biểu đồ đường thể hiện ngân sách so với con số thực tế.
3. Phân tích dòng tiền
Một dashboard thể hiện dòng tiền có thể giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về tính thanh khoản của tổ chức. Nó có thể theo dõi luồng tiền đến từ hoạt động, đầu tư và hoạt động tài chính để vẽ ra bức tranh đầy đủ nhất có thể về vị thế tài chính hiện tại của công ty.
Một số chỉ số ta có thể thêm vào bảng điều khiển phân tích dòng tiền bao gồm:
– Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow): số tiền thu vào và chi ra liên quan đến thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh hàng ngày, không bao gồm các hoạt động tài chính và đầu tư.
– Vòng quay tiền mặt (Cash Conversion Cycle): thời gian (tính bằng ngày) để một công ty chuyển đổi các khoản đầu tư từ hàng tồn kho và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng, phản ánh hiệu quả trong việc quản lý vốn lưu động.
– Dòng tiền thuần (Net Cash Position): Sự khác biệt giữa tổng số tiền mặt và tương đương tiền của một tổ chức so với tổng nợ, cho biết tính thanh khoản và khả năng thanh toán các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
– Runway: Khoảng thời gian một công ty có thể duy trì các hoạt động của mình với các khoản dự trữ tiền mặt hiện có trước khi cần nguồn tài trợ bổ sung hoặc tạo ra thêm doanh thu.
4. Chi phí hoạt động
Một dashboard thể hiện chi phí hoạt động (OpEx) có thể giúp doang nghiệp tập trung vào việc kiểm soát chi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Nó có thể theo dõi các loại chi phí khác nhau như nhân sự, tiếp thị và các chi phí chung.
Một số chỉ số chúng ta có thể trực quan hóa trong dashboard này bao gồm:
– Tỷ lệ chi phí (Expense Ratio): Các chỉ số thể hiện tỷ lệ phần trăm của chi phí so với một chỉ số tài chính liên quan, thường là doanh thu. Chúng giúp đánh giá hiệu quả và kiểm soát chi phí.
– Chi phí trên đơn vị (Cost per Unit): Chi phí trung bình để sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ, cung cấp thông tin về hiệu quả sản xuất và chiến lược định giá.
– Độ lệch ngân sách (Budget Deviations): Sự khác biệt giữa các khoản tiền trong kế hoạch hoặc ngân sách so với các con số thực tế.
– Năm tài chính so với năm trước: So sánh hiệu suất tài chính giữa năm tài chính hiện tại và cùng kỳ của năm trước, giúp xác định các xu hướng và sự thay đổi về hiệu suất qua thời gian.
Các biểu đồ có thể sử dụng là biểu đồ tròn thể hiện cấu trúc chi phí, biểu đồ cột minh họa xu hướng chi phí và phân tích độ chênh lệch.
5. Phân tích doanh thu
Một dashboard về doanh thu có thể giúp doanh nghiệp tập trung vào việc theo dõi các nguồn thu nhập của công ty. Báo cáo thể hiện tất cả các nguồn doanh thu quan trọng, xu hướng tăng trưởng theo thời gian và dự báo tăng trưởng.
Một số chỉ số hiển thị vào dashboard bao gồm:
– Doanh thu định kỳ hàng tháng (Monthly Recurring Revenue – MRR): Khoản thu nhập dự đoán và thường xuyên được tạo ra từ các dịch vụ hoặc sản phẩm hàng tháng.
– Doanh thu định kỳ hàng năm (Annual Recurring Revenue – ARR): Tổng tất cả các doanh thu dự báo sẽ nhận được hàng năm từ khách hàng.
– Xu hướng tăng trưởng theo nguồn doanh thu (Growth Trends by Revenue Stream): Phân tích về cách các nguồn doanh thu khác nhau (như các dòng sản phẩm hoặc dịch vụ) đang tăng trưởng theo thời gian, giúp xác định các lĩnh vực thành công và cơ hội để cải thiện.
– Giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value – CLTV): Tổng giá trị ước tính mà một khách hàng được kỳ vọng sẽ tạo ra cho một công ty, tính đến các khoản mua hàng và sự trung thành của khách hàng.
Các hình thức trực quan ta có thể sử dụng bao gồm biểu đồ đường thể hiện xu hướng doanh thu, biểu đồ tròn thể hiện phân bổ doanh thu và phân tích nhóm khách hàng.
Xem thêm:
Các loại dự báo và phương pháp dự báo trong kế toán
Khóa học Phân tích và Trực quan hóa Dữ liệu trên Power BI – Essentials
Khóa học Phân tích và Trực quan hóa Dữ liệu trên Power BI – Advanced