Trực Quan Hóa Chỉ Số Hiệu Suất (KPI) Trong Power BI

KPI

Khi cần trình bày một chỉ số quan trọng trong báo cáo và so sánh với mục tiêu đề ra, KPI Visual trong Power BI là công cụ trực quan và hữu ích để đánh giá hiệu suất. Tuy nhiên, cách vận hành và hiển thị của biểu đồ KPI đôi khi có thể gây khó hiểu đối với người mới bắt đầu.

Trong bài viết hôm nay, UniTrain sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng KPI Visual một cách hiệu quả nhất, giúp bạn dễ dàng theo dõi, so sánh và trực quan hóa các chỉ số quan trọng trong các báo cáo phân tích.

1. KPI là gì?

Chỉ số hiệu suất (KPI – Key Performance Indicator) là công cụ giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ đạt được mục tiêu trong một lĩnh vực cụ thể, thường là những yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.

Chẳng hạn, một doanh nghiệp muốn biết doanh thu lũy kế từ đầu năm đến hiện tại có đạt như kỳ vọng không? Kết quả thực tế cao hay thấp hơn so với dự báo? Xu hướng doanh thu đang tăng hay giảm?

Để thể hiện các KPI một cách trực quan, người dùng có thể lựa chọn nhiều loại biểu đồ khác nhau. Một số dạng phổ biến bao gồm:

  • Biểu đồ đồng hồ đo (Gauge).

  • Biểu đồ có mũi tên thể hiện chiều hướng tăng hoặc giảm.

  • Màu sắc cảnh báo như xanh (đạt), vàng (cảnh báo), đỏ (không đạt) để phản ánh trạng thái.

2. KPI Visual

Ba thành phần chính để tạo nên KPI chart bao gồm: Giá trị, Xu hướng và Mục tiêu.

Ví dụ tạo một Measure tính Doanh thu:

Measure với Target:

Để vẽ KPI chart, ta chọn vào KPI trong hộp thoại Visualization:

Như bạn có thể thấy, mục tiêu trong ví dụ là cố định. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lấy mục tiêu này từ một bảng nếu muốn. Tuy nhiên, nếu sử dụng cách đó trong biểu đồ KPI, kết quả hiển thị sẽ không thực sự hiệu quả.

Để biểu đồ hoạt động, ta cần tối thiểu hai thành phần: Chỉ số (Giá trị) và Xu hướng.

Chẳng hạn, để xem xu hướng doanh số theo từng tháng, có thể thêm Trục Tháng vào phần Xu hướng (Trend axis). Phần Mục tiêu sẽ được tạm thời lược bỏ để nội dung dễ hiểu hơn.

Điều này có nghĩa là ‘Month’ được sử dụng làm trục của biểu đồ vùng, còn giá trị hiển thị thì tương ứng với Indicator đã chọn.

Trong ví dụ này, Indicator là ‘Revenue’, vì vậy biểu đồ thể hiện Revenue theo từng Month. Về cơ bản, thao tác vừa rồi giống như việc tạo một biểu đồ vùng với ‘Month’ làm trục và ‘Revenue’ làm giá trị.

Nếu bạn không muốn biểu đồ vùng này hiển thị bên trong KPI visual, bạn có thể tắt nó đi hoặc điều chỉnh độ trong suốt trong phần định dạng của KPI visual.

Vì Sales là Chỉ số (Indicator) mà ta chọn cho biểu đồ, nên giá trị chính được hiển thị trong biểu đồ sẽ là doanh số.

Nhưng đó có phải là tổng doanh số không? Hay đã được lọc theo điều kiện nào đó?

Giá trị hiển thị ở giữa KPI visual chính là giá trị của Chỉ số tại điểm dữ liệu cuối cùng được hiển thị trên trục Xu hướng (Trend). Điều này có nghĩa là gì? Tức là nếu Xu hướng được chọn là tháng (Month), thì giá trị hiển thị chính là doanh số của tháng gần nhất.

3. Mục tiêu (Target)

Thêm Measure Target vào KPI chart:

Kết quả:

Khi thêm mục tiêu (target), màu sắc đã chuyển sang màu xanh lá ở cả giá trị KPI và biểu đồ nền. Một dấu tick nhỏ cũng xuất hiện bên cạnh giá trị. Tất cả những yếu tố này được tự động thêm vào vì giá trị thực tế (Indicator) đã đạt được và thậm chí là vượt hơn mục tiêu (Target) được đặt ra. Trong trường hợp này, tổng doanh số (Sales) là 340.52K, trong khi mục tiêu (Goal) là 30,000. Visual KPI đã giúp hiển thị rõ phần mục tiêu, cũng như tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa doanh số thực tế và mục tiêu, cụ thể là +1035.06%.

Kết luận

Biểu đồ KPI trong Power BI là một dạng trực quan hữu ích và hiệu quả. Nó có thể vừa hiển thị giá trị KPI so với mục tiêu kèm theo mã màu tương ứng, vừa đồng thời biểu thị rõ khoảng cách từ hiện tại đến mục tiêu đặt ra, chỉ trong một biểu đồ duy nhất.

Phần biểu đồ vùng (area chart) đi kèm còn giúp thể hiện xu hướng giá trị theo thời gian. Nếu bạn kết hợp cả 2 dạng biểu đồ này cùng nhau, biểu đồ KPI sẽ trở thành một lựa chọn rất hữu ích khi cần trình bày các chỉ số quan trọng trong báo cáo hoặc dashboard.

Đừng quên theo dõi Fanpage UniTrain để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

 

Xem thêm:

Phân tích và trực quan hóa dữ liệu trên Power BI – Essentials

Phân tích và trực quan hóa dữ liệu trên Power BI – Advanced

Field Parameters – Bí kíp tùy chỉnh báo cáo linh hoạt trên Power BI

Bài viết liên quan
Xu hướng mới của trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm 2025

Cập nhật các xu hướng mới nhất về trí tuệ nhân tạo AI năm 2025 như GPT-5, video AI, giáo dục thông minh và chiến lược AI tại Việt Nam. Trí

Xem thêm
AI và 5 ứng dụng thực tiễn trong năm 2025

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống và công việc. Những tiến bộ trong công nghệ đã

Xem thêm
Focus Cell trong Excel – Tính năng giúp tăng khả năng điều hướng

Đã bao giờ bạn lạc trôi giữa hàng trăm dòng, hàng ngàn cột trên Excel… mà không biết mình đang ở đâu? Nếu “mất phương hướng” là cảm giác quen thuộc

Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò trong cuộc sống

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Từ các trợ

Xem thêm