Chuỗi giá trị, Hệ sinh thái và các quy luật mới về Chiến lược Kinh doanh (Phần 1)

  • Năm 2007, 5 ông lớn trong ngành sản xuất điện thoại di động – Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson và LG – đã chiếm tổng cộng 90% lợi nhuận toàn cầu của ngành công nghiệp này.
  • Cũng trong năm đó, iPhone của Apple xuất hiện và nhanh chóng càn quét thị phần trên thị trường điện thoại di động thông minh.
  • Đến năm 2015, lợi nhuận của iPhone đã chiếm 92% tổng lợi nhuận toàn cầu. Còn những ông lớn tiền nhiệm lại không có thành tích gì nổi bật.

Vậy chúng ta có thể giải thích như thế nào về sự phát triển thần tốc của iPhone cũng như sự sụp đổ của các thương hiệu đối thủ?

Nokia và các nhà sản xuất khác đều có những lợi thế chiến lược kinh điển đủ khả năng bảo vệ họ trước những thay đổi của thị trường như: sự khác biệt về sản phẩm mạnh mẽ, uy tín thương hiệu, hệ thống vận hành bài bản, dây chuyền logistic tốt, những quy định có tính bảo hộ cao, ngân sách cho việc nghiên cứu & phát triển (R&D) dồi dào và quy mô lớn. Với những lợi thế đó, các ông lớn trông có vẻ ổn định, có khả năng tạo lợi nhuận và được bảo vệ tốt. Tại sao họ vẫn thất bại?

Không thể phủ nhận việc iPhone đã có những đột phá với thiết kế ấn tượng và chức năng độc đáo. Nhưng vào năm 2007, Apple cũng chỉ là một công ty non trẻ không tạo nên áp lực gì quá lớn và bị bao vây bởi các ông lớn tại thời điểm đó. Lúc này thị phần của họ tại thị trường máy tính ít hơn 4% và không có thị phần tại thị trường điện thoại di động.

Lý do khiến Apple và hệ điều hành Android của Google vượt mặt các công ty kì cựu trong ngành là dựa vào việc khai thác sức mạnh của Nền tảng Hệ sinh thái (Platform / Ecosystem) và tận dụng những quy luật mới trong xây dựng chiến lược. Mô hình Hệ sinh thái giúp khách hàng và nhà sản xuất cùng trao đổi những giá trị to lớn. Tài nguyên trọng yếu của hình thức này là dữ liệu và các hoạt động tương tác giữa các bên trong Hệ sinh thái, đây cũng là nguồn giá trị và lợi thế cạnh tranh của họ.

Hiểu được điều này, Apple đã cho ra đời iPhone cùng với hệ điều hành dành riêng cho dòng điện thoại này. Hệ điều hành tạo nên App Store, một nền tảng cầu nối giữa những nhà phát triển ứng dụng và người dùng, giúp tăng tương tác và đem lại giá trị của cả hai bên. Khi số người tham gia ở cả hai phía tăng lên thì giá trị hai bên nhận được cũng sẽ tăng lên. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng mạng lưới”, vốn là trọng tâm trong chiến lược của mô hình kinh doanh Hệ sinh thái. Đến tháng 1 năm 2015, App Store đã có đến 1.4 triệu ứng dụng, đem lại 25 tỉ USD cho các nhà phát triển ứng dụng.

Có thể thấy, Apple đã thành công trong việc xây dựng mô hình Hệ sinh thái khi chỉ mới là một công ty sản xuất điện thoại bình thường. Sự thành công này là bài học cho các công ty trong các ngành công nghiệp khác. Những công ty không biết nắm bắt mô hình kinh doanh Hệ sinh thái và không nắm được những quy tắc chiến lược mới của mô hình này sẽ khó có thể cạnh tranh lâu dài.

Từ mô hình Chuỗi giá trị (Pipeline) sang mô hình Hệ sinh thái (Ecosystem / Platform)

Mô hình Hệ sinh thái (Ecosystem/Platform) đã xuất hiện được một khoảng thời gian, ví dụ như các trung tâm thương mại kết nối các khách hàng và các cửa hàng; báo chí kết nối độc giả và các nhà quảng cáo. 

Ngày nay mô hình kinh doanh Hệ sinh thái thay đổi do sự xuất hiện của công nghệ, đã giúp giảm nhu cầu sở hữu cơ sở hạ tầng và tài sản vật chất.

Công nghệ đã giúp việc xây dựng và mở rộng các Hệ sinh thái trở nên đơn giản và rẻ hơn, giúp cho việc tham gia và củng cố “hiệu ứng mạng lưới” trở nên trơn tru hơn, cũng như nâng cao khả năng nắm bắt, phân tích và trao đổi lượng lớn dữ liệu và tăng giá trị cho các bên tham gia trong hệ sinh thái.

Thực tế bạn không cần tìm đâu xa, những ví dụ về các mô hình kinh doanh Hệ sinh thái rất phổ biến hiện nay như Uber, Alibaba, Airbnb. Đó đều là những công ty có sự tăng trưởng ngoạn mục góp phần phát triển ngành công nghiệp mà họ đang kinh doanh.

Dù mô hình kinh doanh Hệ sinh thái có nhiều hình thức khác nhau nhưng tựu chung vẫn có cấu trúc cơ bản bao gồm 4 bên tham gia:

  1. Chủ sở hữu hệ sinh thái kiểm soát quyền sản phẩm sở hữu trí tuệ, đóng vai trò quản lý. Ví dụ, Google tạo ra Hệ điều hành Android và không ngừng cải tiến nó.
  2. Các nhà cung cấp là cầu nối giữa hệ sinh thái và người tiêu dùng. Ví dụ, các nhà sản xuất điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android như Samsung, Sony, HTC…
  3. Các nhà sản xuất đưa ra các loại sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, những nhà phát triển app, những đơn vị phát hành nội dung, phim ảnh, âm nhạc…
  4. Người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ, sản phẩm đó.

Để hiểu được sự phát triển của mô hình Hệ sinh thái đã thay đổi cuộc đua trên thị trường như thế nào, mời bạn đón đọc phần 2 – “Sự khác biệt giữa mô hình Hệ sinh thái và mô hình Chuỗi giá trị”. 

<Sưu tầm>

— Xem thêm

Power Pivot – Công cụ phân tích và Lập mô hình dữ liệu

Khóa học Quản trị Tài chính doanh nghiệp

Khóa học Ứng dụng Dashboard Reporting trong Excel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
Mở bao lì xì – Nhận ưu đãi đầu năm 2025

UNITRAIN ƯU ĐÃI THÁNG 1 Bạn đã sẵn sàng nâng cấp kiến thức, phát triển kỹ năng và bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu sự nghiệp trong năm nay

Xem thêm
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm