Nhà tuyển dụng cũng chỉ là một người bình thường, các quyết định của họ cũng bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân. Hiểu được họ nghĩa là bạn đã thành công một nửa trong công cuộc tìm việc.  UniTrain xin chia sẻ đến bạn cách để “đọc vị” nhà tuyển dụng ngay trong lần gặp đầu tiên!

Trang phục

Đây là yếu tố đầu tiên chúng ta dùng khi “đọc vị” tất cả mọi người, kể cả nhà tuyển dụng. Đơn giản như việc bạn gặp một người ăn mặc sang trọng: đóng vest, cặp xách, cà vạt chỉn chu thì tất nhiên sẽ khác với một người chỉ mang áo pull và quần jean. Một người có thói quen ăn mặc trịnh trọng tất nhiên là người khuôn khổ, họ thường phân định rất rõ môi trường làm việc và cá nhân, quan hệ cấp trên, cấp dưới… Đối với những nhà tuyển dụng như vậy tốt nhất hãy thể hiện một thái độ nghiêm túc, lịch sự từ hành động tới lời nói. Hạn chế chia sẻ những câu chuyện cá nhân, đùa cợt không đúng mực!

Cách bày trí văn phòng

Nếu bạn được phỏng vấn tại phòng làm việc riêng thì đây chính là môi trường hoàn hảo để “đọc vị” nhà tuyển dụng của bạn. Ngay từ cách trang trí bàn làm việc, cây cối, giá sách, ảnh treo tường, đồ lưu niệm… tất cả nói lên rất nhiều về lối sống của họ từ đó bạn có thể gây ấn tượng bằng các chủ đề được yêu thích. Ngoài ra nếu bạn ngồi tại phòng họp thì đừng quên để ý tới cách không gian văn phòng: có nhiều cửa hay không, bàn làm việc được bố trí như thế nào, vị trí các cửa sổ, slogan treo ở các khu vực làm việc, những điều này thể hiện văn hóa công ty và giúp cho bạn rất nhiều trong việc hóa nhập với không khí của buổi phỏng vấn/thi tuyển!

Ánh mắt

Công việc tuyển dụng không hề nhẹ nhàng, một ngày làm việc họ phải đọc rất nhiều hồ sơ, gặp rất nhiều người nhưng không phải khi nào cũng có được kết quả như ý. Việc nhà tuyển dụng trở nên mệt mỏi ngán ngẩm trước khi gặp bạn là một điều vô cùng bất lợi. Gặp phải tình thế xui xẻo như vậy nếu không biết cách cư xử khéo léo sẽ dễ rơi vào trường hợp “rớt mà không hiểu vì sao lại rớt”. Hãy để ý nếu ánh mắt của người phỏng vấn có vẻ lơ đễnh, không thực hiện động tác research (xem hồ sơ thông tin, CV của bạn) hay thực hiện một cách hời hợt, không eyes – contact khi nói chuyện thì rất có thể họ đang mệt mỏi, căng thẳng và không thể tập trung.

Lúc này điều bạn cần chính là xoa dịu bầu không khí bằng cách thăm hỏi nhẹ nhàng, đá qua chủ đề về cuộc sống sở thích (mà bạn đã tinh ý biết được ở bước 2). Nếu có thể, hãy gợi ý về một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho cả hai, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra bạn là một ứng viên tinh tế, chủ động và khôn ngoan.

Tư thế ngồi

Người phỏng vấn ngồi trước mặt bạn như thế nào thôi cũng đã đủ nói lên nhiều điều. Tư thế ngồi ngả ghế, dựa hẳn vào phần tự hay bắt chéo chân, khoảng cách ngồi xa thể hiện họ là người tự tin nhưng đôi khi cũng là cao ngạo. Họ nhận thức rõ ràng mình chính là người phán xét bạn và việc họ làm là đánh giá. Ngược lại, nếu nhà tuyển dụng có xu hướng ngồi gần bạn, đối mặt, hướng về phía bạn thì đang thể hiện mình sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với bạn hơn.

Cách xưng hô

Không ít nhà tuyển dụng cho dù lớn tuổi hơn ứng viên rất nhiều vẫn lựa chọn cách xưng hô ngang hàng như cậu – tớ, tôi – bạn với ứng viên. Điều này thể hiện họ là người thân thiện và thoải mái. Đối với những người có phân định rõ ràng chị/anh – em thậm chí cô/chú – cháu thì có thể họ yêu cầu nhiều hơn ở ứng viên của mình phong thái nghiêm túc, khuôn khổ. Có một lưu ý nhỏ là cho dù cách xưng hô thân thiện của nhà tuyển dụng có thể hiện sự bầu không khí thoải mái như thế nào đi nữa thì bạn cũng phải nhận thức rõ ràng vị trí của mình và giữ phép lịch sự giao tiếp cơ bản.

<sưu tầm>


Xem thêm

4 tips “phá đảo” Cover Letter

Các chuyên gia nhân sự nói gì về một bản CV ấn tượng?