Khám phá nghề Business Analyst

NGHỀ BUSINESS ANALYST

Business Analyst không chỉ phân tích số liệu sẵn có từ phần mềm, mà là người có nhiều kiến thức và kỹ năng để đề ra nhiều giải pháp xử lý vấn đề, hỗ trợ cho khách hàng cũng như là một phụ tá đắc lực của lãnh đạo và các trưởng bộ phận trong doanh nghiệp.

Theo Viện Phân tích Nghiệp vụ Quốc tế (gọi tắt là IIBA) ở Canada thì vai trò này gọi là “chuyên viên Phân tích Kinh Doanh – Business Analyst” được chia làm 3 nhóm chính:

Nhóm phân tích chiến lược

Nhóm này tập trung vào phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và các cơ hội của doanh nghiệp, hoặc một mảng kinh doanh, hoặc một mảng chức năng của doanh nghiệp. Nhóm này thường là lãnh đạo hoặc các quản lý cao cấp hoặc một số tên gọi mà bạn thường nghe thấy như: chuyên gia tư vấn chiến lược, chuyên viên phân tích kinh doanh, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn quản lý.

Nhóm phân tích quy trình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ

Nhóm này tập trung vào tối ưu hoá và tích hợp các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ và giải pháp mới đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Một số chức danh tiêu biểu cho nhóm này như là: Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, Business Architect, Business Systems Analyst, Data Analyst, Enterprise Analyst,…

Nhóm phân tích yêu cầu sản phẩm hoặc giải pháp

Nhóm này tập trung vào việc mô tả và mô hình hoá các chức năng, yêu cầu nghiệp vụ, chất lượng của sản phẩm hoặc giải pháp và các quy trình tác nghiệp. Một số chức danh tiêu biểu cho nhóm này như: Giám đốc sản phẩm – Product Manager, chủ sản phẩm – Product Owner, chuyên viên phân tích hệ thống – System Analyst, kỹ sư hệ thống – Requirement Engineer, …

Như vậy, ngoài việc phân tích số liệu sẵn có từ phần mềm, Business Analyst còn phải xử lý rất nhiều dữ liệu từ khách hàng, các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

Thông thường, việc xử lý các dữ liệu không được đồng nhất hay độ lớn và độ phức tạp của dữ liệu khiến các chuyên gia phân tích kinh doanh phần lớn mất rất nhiều thời gian. Do đó, kỹ năng trình bày, tổ chức và quản lý dữ liệu hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với Business Analyst.

Bên cạnh đó, một Business Analyst cần phải xây dựng các kiến thức và kỹ năng sau:

Kiến thức về thị trường và ngành nghề kinh doanh

Business Analyst là một nghềnghiệp chuyên nghiệp, vì thế nó đòi hỏi người làm nghề cần phải trang bị các kiến thức ngành sâu và rộng. Từ những đặc thù của ngành nghề kinh doanh đến những thông tin tổng quan về thị trường, Business Analyst cần phải liên tục cập nhật và trau dồi bởi khách hàng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ phải đổi mới nhanh hơn, chất lượng hơn và giá cả hợp lý hơn.

Ngoài ra, việc duy trì lợi thế cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp cần kết nối các mảnh ghép chức năng của doanh nghiệp thành một hệ thống hoàn chỉnh và hiệu quả, giúp các mảnh ghép chức năng tương tác và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, phù hợp với mô hình kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp. Do đó, Business analyst cũng phải am hiểu nội bộ doanh nghiệp và nhiều quy trình, nghiệp vụ khác nhau nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh tối ưu.

Business Analyst ngoài giải quyết các vấn đề cho khách hàng, họ còn là một phụ tá đắc lực của lãnh đạo và các trưởng bộ phận.

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Kỹ năng phân tích hiện nay đang được nhiều phần mềm, ứng dụng công nghệ hỗ trợ như Dashboard reports, PowerBI, SAP, ERP, … Để phát huy tốt kỹ năng phân tích, các chuyên gia phân tích kinh doanh thường xuyên cọ xát với các kiến thức công nghệ và vận dụng những công dụng của các phần mềm, ứng dụng này như các công cụ Power Query, Power Pivot của Excel hiện đại, chức năng Dashboard – đồ thị hóa các dữ liệu hay vì các bảng biểu số liệu, …

Để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn cần đặt mình vào vai trò của các khách hàng hoặc các bộ phận cần bạn hỗ trợ trong doanh nghiệp. Khi bạn quan sát, đồng cảm và hiểu chính xác vấn đề nằm ở đâu, bạn sẽ thu thập đủ thông tin, dữ liệu để phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp và tương tác

Giao tiếp với khách hàng, các bộ phận khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp, chuyển tải thông tin và thảo luận về các yêu cầu của khách hàng, về dự án nói chung là công việc hàng ngày của Business Analayst. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp và tương tác với con người là những yếu tố quyết định hiệu suất làm việc.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + 1 = ? (Nhập Haii để trả lời đúng)

Bài viết liên quan
MỞ BAO LÌ XÌ – NHẬN NGAY ƯU ĐÃI ĐẦU NĂM

UNITRAIN ƯU ĐÃI THÁNG 1 Bạn đã sẵn sàng nâng cấp kiến thức, phát triển kỹ năng và bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu sự nghiệp trong năm nay

Xem thêm
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm