Ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

Giảm đến 25% khi đăng ký Combo khóa học Excel,
Business Intelligence và Data Analysis for Business

Kỹ thuật số thúc đẩy sự phát triển của ngành tài chính ra sao?

 

Digital – Kỹ thuật số hay Số hóa không còn là cụm từ xa lạ với nhân sự Việt Nam. Vậy vai trò của kỹ thuật số là gì trong ngành Tài chính – Kế toán hiện nay?

 

Cùng UniTrain lắng nghe chia sẻ từ cô Sonia Gupta – Giám đốc quản lý từ một công ty tư vấn chiến lược, tư vấn kỹ thuật số, công nghệ và hoạt động lớn trên thế giới chia sẻ sau đây.

Kỹ Thuật Số Thúc đẩy Sự Phát Triển Của Ngành Tài Chính Ra Sao 1

Hiện nay, Tài chính – Kế toán trong doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu ở bất kỳ tổ chức nào. Các nhiệm vụ chính của nhân sự Tài chính – Kế toán bao gồm:

  1. Lập kế hoạch, ngân sách, dự báo (Plan)
  2. Theo dõi các giao dịch, công nợ, quản lý quỹ (Transact)
  3. Ghi nhận các giao dịch, tài sản, thuế (Account)
  4. Kế toán tổng hợp, kiểm soát tình hình tài chính (Control)
  5. Kiểm soát tuân thủ các chuẩn mực, quy định, cơ quan chức năng (Comply)
  6. Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, quản lý tài chính (Report)
  7. Phân tích các chỉ số tài chính, đầu tư, theo dõi sức khỏe doanh nghiệp (Analyze)
  8. Hỗ trợ, cố vấn cho các đối tác về tài chính, chiến lược (Advise)

Đây là các chức năng truyền thống của một bộ phận Tài chính – Kế toán hoàn chỉnh. Các nhân sự làm việc trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán được đào tạo bài bảng, chuyên nghiệp với các kỹ năng xử lý số liệu tốt.

Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều công nghệ mới và tình hình thế giới hiện nay, kỹ thuật số trong tương lai có thể thay đổi và lược bỏ một số chức năng của nhân sự trong ngành. Cụ thể là các nhiệm vụ ghi nhận, theo dõi, lập báo cáo và phân tích mô tả sẽ được tự động hóa. Điều này có nghĩa là máy móc sẽ làm nhiệm vụ thay cho con người, nhân sự phụ trách các nghiệp vụ sau sẽ bị tinh giảm:

  1. Theo dõi các giao dịch, công nợ, quản lý quỹ (Transact)
  2. Ghi nhận các giao dịch, tài sản, thuế (Account)
  3. Kế toán tổng hợp, kiểm soát tình hình tài chính (Control)
  4. Kiểm soát tuân thủ các chuẩn mực, quy định, cơ quan chức năng (Comply)
  5. Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, quản lý tài chính (Report)

Như vậy, kỹ thuật số sẽ dần đóng vai trò quan trọng trong ngành Tài chính – Kế toán và nhân sự cần thay đổi tư duy và cập nhật công nghệ để thích nghi với môi trường lao động hiện đại.

Ngoài ra, dù các công việc thủ công bị thay thế nhưng nhân sự ngành Tài chính – kế toán vẫn sẽ phát triển tốt nếu linh động vận dụng kỹ thuật số, các công cụ tự động hóa vào công việc Tài chính – kế toán. Theo kinh nghiệm làm việc của các giảng viên UniTrain là các chuyên gia Tài chính – Kế toán tại nhiều công ty đa quốc gia, việc nâng cao kỹ năng Excel và áp dụng các ứng dụng hiện đại như Power BI sẽ là một lợi thế rất lớn cho nhân sự trong ngành Tài chính – Kế toán, đặc biệt tối ưu thời gian làm việc và tập trung chuyên sâu vào việc lập ngân sách, dự báo, phân tích và cố vấn tài chính cho doanh nghiệp.

UniTrain dịch

Nguồn – Báo cáo CLOSING THE SKILLS GAP IN THE FUTURE WORKFORCE

Sonia Gupta – Managing Director, Accenture

Xem thêm

Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu trên Power BI

Sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ trong kỷ nguyên

Cách Blockchain thay đổi công việc kế toán

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
UniTrain ưu đãi Giáng sinh và chào đón năm mới 2025

NĂM MỚI – KỸ NĂNG MỚI Năm mới là thời điểm lý tưởng để mỗi nhân sự hiện đại lên kế hoạch phát triển bản thân, nâng cấp kỹ năng và

Xem thêm
Những lỗi thiết kế báo cáo Power BI phổ biến bạn nên tránh 

Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm

Xem thêm
Mẹo và thủ thuật định dạng báo cáo Power BI

Power BI được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì các biểu đồ trực quan, phân tích đa chiều cùng khả năng tùy chỉnh, định dạng

Xem thêm
SQL được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

Ứng dụng SQL ra mắt từ những năm 1970 đến nay đã trở thành một ứng dụng không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng quản lý

Xem thêm