Quản trị tài chính được ví như khung xương cốt lõi để vận hành một doanh nghiệp. Mọi quyết định của nhà quản lý về vấn đề tài chính đều ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp. Ngoài các yếu tố khách quan thì sai lầm trong quản trị tài chính cũng đủ khả năng “quật ngã” được doanh nghiệp của bạn.
Lấy giấy bút và cùng UniTrain ghi chú lại những sai lầm trong quản trị tài chính doanh nghiệp sau đây nhé!
1. Bài toán về tiền mặt dự trữ
Tiền mặt dự trữ là bài toán tối quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Mức tiền mặt dự trữ hợp lý phải đáp ứng được khả năng thanh khoản của doanh nghiệp cho các nghĩa vụ tài chính vfa các tình huống khẩn cấp.
Rất nhiều doanh nghiệp chủ quan về lợi nhuận thu được sau các khoản đầu tư, dẫn đến việc mất kiểm soát trong công tác quản trị tài chính. Các nhà quản trị tài chính cần đảm bảo đủ lượng dự trữ hợp lý để đồng tiền không bị mất giá và việc sử dụng đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Bài toán chi phí – lợi nhuận
Sự tính toán sai lệch về chi phí và lợi nhuận chính là nguyên nhân dẫn đến việc mất kiểm soát tài chính mà nhà quản trị cần lưu ý. Trên thực tế, không ít các doanh nghiệp lầm tưởng về khoản lợi nhuận đạt được mà quên xem xét các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
Nhà quản trị tài chính cần phải đảm bảo giá trị lâu dài phải lớn hơn chi phí nhận được để nắm giữ được lượng khách hàng trung thành. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải suy xét, dự đoán về chi phí phát sinh để tinh giản các khoản chi không cần thiết, duy trì giá của sản phẩm ở mức ổn định.
3. Tối đa hóa hiệu quả hệ thống quản lý
Việc cân đối các khoản thu – chi đã là bái toán muôn thuở của doanh nghiệp. Việc thiết lập hệ thống quản lý rõ ràng hiệu quả sẽ là cánh tay đắc lực giúp nhà quản trị kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc sử dụng các phần mềm quản lý tài chính – kế toán sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa được quy trình quản lý xử lý số liệu phức tạp, kiểm soát được tình hình của các bộ phận ttrong quá tình sản xuất. Qua đó, đảm bảo tính minh bạch của các khoản thu – chi.
Tuy nhiên, Để đạt được hiệu quả như mong muốn khi sử dụng các phần mềm quản lý, phải dựa trên các phương pháp và nguyên tắc nhất định. Chính vì thế, nhà quản trị cần phải xây dựng nền tảng vững chắc về quản trị tài chính bằng cách nghiên cứu, tham gia các khóa học nâng cao trình độ, tiếp cận kinh nghiệm từ các chuyên gia tài chính.
Xem thêm: Khóa học Quản trị tài chính doanh nghiệp
4. Kì vọng và thực tế
Kế hoạch kinh doanh được ví như kim chỉ nam cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp. Đôi khi. những con số “đẹp như mơ” sẽ khiến doanh nghiệp vỡ mộng bởi những sai lầm trong quá trình hoạch định, tính toán.
Nhà quản trị tài chính cần phải có tầm nhìn, xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp với bức tranh tổng thể của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, CFO cũng cần thiết lập các chỉ số đo lường đảm bảo tính chuẩn hóa, nhất quán giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó, nà quản trị tài chính có thể giảm thiểu rủi ro và duy trì sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo UniTrain tổng hợp
Xem thêm
13 bài học lãnh đạo từ Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Zoom Eric Yuan
Cùng lúc điều hành 4 công ty, Elon Musk quản lý thời gian thế nào?