Tạo báo cáo không khó nhưng việc thiết kế báo cáo đẹp và hợp lí lại là một thử thách với người dùng Power BI. Đôi khi trong quá trình làm báo cáo, một số lỗi thiết kế phổ biến có thể xuất hiện làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ file báo cáo của bạn. Dưới đây là 3 sai lầm phổ biến nhất mà bạn nên tránh để việc thiết kế báo cáo Power BI trở nên trực quan và đẹp mắt hơn.
1. Thiếu tính thẩm mỹ
Các nguyên tắc thiết kế thường được sử dụng để tạo ra một báo cáo có tính thẩm mỹ, giúp báo cáo của bạn dễ đọc và dễ sử dụng hơn. Dưới đây là một số điểm chưa tốt cần cải thiện về mặt thẩm mỹ thường gặp khi thiết kế dashboard:
Bảng màu không hài hòa: màu sắc quá đậm, quá nhạt, các tông màu không tương phản kết hợp với nhau có thể gây ấn tượng ban đầu không tốt và gây khó chịu khi sử dụng báo cáo.
Lựa chọn phông chữ không phù hợp: một số phông chữ có thể gây khó đọc, trong khi những phông chữ khác (như kiểu chữ script hoặc truyện tranh) không phù hợp với môi trường chuyên nghiệp.
Độ tương phản màu kém: có thể làm giảm khả năng đọc và khả năng tiếp cận thông tin.
Quá nhiều hình ảnh: nhiều hình ảnh nhưng không có câu chuyện hay sự gắn kết hoặc thiếu các dữ liệu đi kèm cũng là một lỗi cơ bản người làm báo cáo cần tránh.
Biểu đồ không phù hợp với dữ liệu: sử dụng các loại biểu đồ không phù hợp với dữ liệu của bạn có thể dẫn đến kết luận sai lệch.
Thiết kế rối mắt: các yếu tố thiết kế dư thừa như hình nền có thể gây mất tập trung và khó phân tích dữ liệu.
2. Thiếu tính năng khám phá dữ liệu
Một trong những lợi ích nổi bật của việc sử dụng Power BI cho hoạt động kinh doanh là có rất nhiều tính năng khám phá dữ liệu. Người tạo báo cáo có thể cung cấp cho người dùng tất cả các công cụ cần thiết để thoát khỏi chế độ xem mặc định và khám phá dữ liệu chi tiết hơn.
Mặc dù vậy, nhiều báo cáo Power BI chỉ có một số tính năng cơ bản, không có thêm những tính năng như Tooltip hay Slicer, Relationships kết nối các bảng dữ liệu để phân tích,… khiến báo cáo của bạn thiếu đi chiều sâu.
Những ví dụ về thiết kế báo cáo Power BI tốt cho phép người dùng khám phá dữ liệu từ nhiều góc độ và dễ dàng tìm thấy dữ liệu họ cần.
3. Không đáp ứng được nhu cầu của người dùng
Đôi khi, sẽ có những dữ liệu có vẻ rõ ràng đối với bạn, tác giả của báo cáo, nhưng sẽ không có ý nghĩa gì đối với các đồng nghiệp đang hoạt động trong các bộ phận khác nhau.
Về cốt lõi, trách nhiệm của người tạo báo cáo là diễn giải và quản lý dữ liệu, sau đó trình bày dữ liệu đó theo cách mà người dùng cuối có thể hiểu được. Về cơ bản, người tạo báo cáo là phương tiện giữa các nguồn dữ liệu và người dùng cuối.
Đó là lý do tại sao việc tiếp cận nhu cầu sử dụng báo cáo Power BI từ người dùng cuối là một điểm rất quan trọng. Trước khi thiết kế báo cáo, bạn cần xác định những điều sau:
+ Người dùng là ai và mục tiêu chính của báo cáo này là gì?
+ Dữ liệu nào là quan trọng đối với họ?
+ Dữ liệu nào không quan trọng hoặc dễ gây nhầm lẫn khi phân tích?
+ Những hình ảnh trực quan và các yếu tố báo cáo khác sẽ giúp họ có được insights là gì?
+ Người dùng có thể hiểu dữ liệu với kiến thức hiện tại của họ không?
+ Nếu không, tôi có thể làm gì để giúp họ?
+ Làm cách nào tôi có thể tạo bố cục và trải nghiệm điều hướng quen thuộc và trực quan với họ?
Hãy ghi chú lại các mục tiêu chính, xác định khán giả của báo cáo và bạn sẽ biết mình nên làm gì để tối ưu công dụng của nó.
Xem thêm
Khóa học MS PowerPoint for Professionals