Kế toán là một phần không thể thiếu trong hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với các loại hình kế toán khác nhau, mỗi loại đảm nhiệm một vai trò riêng, giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách hiệu quả và minh bạch. Dưới đây, UniTrain sẽ giới thiệu những loại kế toán quan trọng mà doanh nghiệp cần biết.

Các loại kế toán phổ biến trong doanh nghiệp phân theo phần hành

Mỗi doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh khác nhau, mà công việc của kế toán viên sẽ khác nhau. Những bộ phận kế toán của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm với những công việc khác nhau. Theo phần hành của kế toán trong doanh nghiệp thường bao gồm các loại kế toán phổ biến sau đây: 

Kế toán thanh toán 

Kế toán thanh toán là người chịu trách nhiệm các công việc lập chứng từ về thu chi đối với các giao dịch được thanh toán bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt. 
Bên cạnh đó, kế toán thanh toán sẽ theo dõi, hạch toán quản lý khi phát sinh các giao dịch hay nghiệp vụ kinh tế tài chính. 

Kế toán ngân hàng 

Kế toán ngân hàng chịu trách nhiệm ghi nhận, xử lý và phân tích các giao dịch ngân hàng xảy ra bằng các nghiệp vụ ngân hàng. 
Bên cạnh đó, cung cấp các thông tin về giao dịch ngân hàng nhằm phục vụ cho việc quản lý.

Kế toán công nợ

Kế toán công nợ là một mảng nhỏ đối với các loại kế toán trong doanh nghiệp. Trong các công ty nhỏ, kế toán công nợ sẽ được đảm nhận bởi bộ phận kế toán tổng hợp. Tuy thế, đây là công việc quan trọng liên quan đến các khoản nợ cần phải trả và thu của doanh nghiệp.

Kế toán theo dõi hàng tồn kho

Kế toán theo dõi hàng tồn kho là người thực hiện các công việc: 

– Lập hóa đơn và chứng từ để kiểm soát, theo dõi các vấn đề về kho chứa hàng hóa và quá trình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu trong công ty.
– Thực hiện các báo cáo tồn kho để quản lý hàng hóa và giảm thiểu tối đa những rủi ro cho doanh nghiệp.

Kế toán tài sản cố định

Một trong các loại kế toán đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp là kế toán tài sản cố định. Người này sẽ chịu trách nhiệm các công việc sau đây:

– Thực hiện kiểm kê và đánh giá theo quy định của nhà nước những tài sản cố định của doanh nghiệp.
– Tiến hành lập báo cáo về tài sản cố định của công ty.

Kế toán doanh thu

Doanh thu được xem là tất cả các khoản tiền doanh nghiệp thu về từ việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính,… Vì thế, kế toán doanh thu sẽ thực hiện công việc:

– Tổng hợp, thống kê lại các chứng từ, hoá đơn bán hàng của công ty.
– Tiến hành việc rà soát tình hình tài chính đối với những khách hàng của công ty.

Kế toán thuế

Khi nhắc đến các loại kế toán, không thể không nhắc đến kế toán thuế như là một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, họ có nhiệm vụ:

– Thu thập, xử lý, sắp xếp và lưu trữ chứng từ, hóa đơn của doanh nghiệp hàng ngày.
– Thực hiện việc lập báo cáo thuế theo tháng, theo quý và hàng năm. 
– Tiến hành nghĩa vụ đóng các loại thuế của doanh nghiệp và lập các bản báo cáo tài chính.

Kế toán chi phí

– Chịu trách nhiệm xem xét tổng quan đối với mọi chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.  
– Chuẩn bị ngân sách, phân tích lợi nhuận, kiểm soát các hoạt động và chuẩn bị phương thức quản lý sao cho hợp lý.

Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là một trong các loại kế toán quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Công việc của vị trí này xuyên suốt theo từng tháng, quý, năm hoạt động của doanh nghiệp: 

– Thu thập, tổng hợp, xử lý, sắp xếp, lưu trữ và tiến hành lập phiếu chi, thu, xuất, nhập hóa đơn theo từng ngày.
– Xem xét các loại công nợ của khách hàng và nhà cung ứng thường xuyên.
– Tiến hành việc lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo thuế, tính lương thưởng…
– Kiểm tra và đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ, hóa đơn kế toán.
– Lập tờ khai báo thuế giá trị gia tăng, tính toán thuế TNCN, TNDN. Đồng thời lập báo cáo quản trị, tài chính. 
– Xem xét và đánh giá giá trị tồn kho, phân tích giá vốn bán hàng, tài sản cố định và hao mòn.

Picture1

Các loại kế toán phân theo chức năng

Dựa trên chức năng cung cấp thông tin, có các loại kế toán chính sau đây:

Kế toán quản trị

Kế toán quản trị có nhiệm vụ thu thập, phân tích và quản lý số liệu, giám sát tài chính trong kế toán. Nhằm định hướng các chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cao nhất.  
Đồng thời, tính toán chi phí hoạt động nhằm mang đến giải pháp tối ưu giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận.

Kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng được xem là tất cả các công cụ ghi chép thông qua các con số dưới những hình thức giá trị. Qua đó, tiến hành theo dõi và đánh giá các hoạt động nghiệp vụ tài chính thuộc ngân hàng. 
Mục đích nhằm thực hiện việc đánh giá năng lực huy động tài chính đối với ngân hàng, cùng với tính hợp lý trong quá trình sử dụng tài sản.

Kế toán thuế 

Kế toán thuế là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nhằm thực hiện các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước, đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp và Nhà nước để việc kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, cũng như việc quản lý nền kinh tế của nhà nước được dễ dàng hơn. 

Kết luận

Việc hiểu và áp dụng đúng các loại kế toán trong doanh nghiệp đang ngày càng trở thành chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Việc tổng hợp và áp dụng linh hoạt các loại kế toán trong doanh nghiệp thương mại không chỉ duy trì ổn định tài chính mà còn tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xem thêm

Khóa học ACCA FA/F3 – Kế toán tài chính (Financial Accounting)

Chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ Tài chính (IFRS 9)

Tags