Nắm vững những kiến thức cơ bản về Luật lao động sau giúp bạn dễ dàng hòa nhập với môi trường công sở, và là bước đầu tiên để có một sự nghiệp hanh thông sau này. Cùng UniTrain tổng hợp các quy định hữu ích sau đây.
1.Giờ làm việc
Như đa phần các quốc gia khác, người lao động Việt Nam đi làm 8 tiếng/ngày và 5 ngày/tuần (tương đương 40 giờ/tuần). Tuy nhiên, thời lượng làm việc trong tuần có thể được thay đổi tùy vào từng doanh nghiệp.
Về thời gian làm việc ngoài giờ, tổng thời gian không được quá 4 giờ/ngày, 30 giờ/tháng. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi được Nhà nước chấp thuận, tổng số thời gian một người làm thêm giờ có thể lên đến 300 giờ/người/năm.
2. Chế độ nghỉ
Những lao động làm đủ 12 tháng trong năm sẽ được hưởng 12 ngày nghỉ có lương/năm.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng các ngày nghỉ lễ khác như ngày nghỉ Tết Dương Lịch (1/1), Tết Nguyên Đán (5 ngày), Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Giải Phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc tế Lao Động (1/5) và ngày Quốc Khánh (2/9).
3. Hợp đồng lao động
Tại Việt Nam, hợp đồng lao động là văn bản có giá trị pháp lý trong việc chi phối mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động. Hợp đồng lao động gồm những hình thức sau:
– Hợp đồng lao động vô thời hạn
– Hợp đồng lao động có thời gian (12 tháng hoặc 36 tháng)
– Hợp đồng lao động tạm thời cho một số dự án hoặc những công việc theo thời vụ (thời gian không quá 12 tháng)
Hợp đồng lao động phải tuân theo hình thức và quy định của Bộ Lao Động và Thương Bình Xã Hội, và phải được ký bởi đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền trước ngày làm việc đầu tiên của người lao động.
4. Mức lương tối thiểu theo vùng
Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Hàng năm, mức lương cơ sở này có điều chỉnh, bạn nên tra cứu và cập nhật thường xuyên.
5.Chế độ bảo hiểm
Chế độ bảo hiểm bắt buộc của Việt Nam, bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội,
– Bảo hiểm sức khỏe và
– Bảo hiểm thất nghiệp.
Doanh nghiệp và người lao động cần đóng góp một tỷ lệ nhất định trong bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm thất nghiệp theo tiền lương hàng tháng.
Cập nhật tỷ lệ chế độ bảo hiểm tại: TẠI ĐÂY
6.Thử việc
Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận về thời gian thử việc. Tuy nhiên, thời gian này không được vượt quá 60 ngày với những công việc đòi hỏi kỹ năng cao và 30 ngày đối với những công việc khác.
Người lao động trong giai đoạn thử việc sẽ được nhận mức lương không ít hơn 85% mức lương chính thức.
7.Việc chấm dứt hợp đồng
Luật lao động hiện tại đang bảo vệ người lao động. Nói chung, cả doanh nghiệp và người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp đặc biệt được quy định trong Luật Lao Động.
Luật lao động cũng nghiêm cấm hành việc chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do giới tính, chủng tộc, tầng lớp xã hội, niềm tin hoặc tôn giáo.
8.Vấn đề “sa thải” hàng loạt
Chỉ trong một số trường hợp nhất định, khi không còn sự lựa chọn nào khác, doanh nghiệp mới buộc phải sa thải hàng loạt nhân viên. Nếu doanh nghiệp buộc phải “sa thải” hàng loạt nhân viên, họ cần phải xin sự tư vấn từ Công Đoàn và các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, họ cũng cần chi trả một khoản trợ cấp cho người lao động.
9.Bảng thuế suất tính thuế thu nhập cá nhân
Luật Việt Nam quy định rõ mức thu nhập chịu thuế, mức thuế suất, các loại thu nhập chịu thuế và các đối tượng chịu thuế thu nhập.
Chi tiết thuế suất PIT: TẠI ĐÂY
Xem thêm
ACCA – tấm vé thông hành tương lai